Chính sách nhân tài

Một phần của tài liệu Chính sách nhân tài ở thành phố đà nẵng từ 1997 đến nay (Trang 31 - 34)

1. Một số quan điểm về nhân tài trong lịch sử

1.2.3. Chính sách nhân tài

Nhân tài là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển và ổn định của quốc gia. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban

hành nhiều chính sách về thu hút và sử dụng nhân tài, tạo môi trường và điều kiện để làm giàu thêm nguyên khí của quốc gia. Trọng dụng nhân tài là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển qua các thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo cả nước thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra nhiều quan điểm chủ trương đúng đắn về thu hút, trọng dụng nhân tài. Các cấp ủy chính quyền từ Trung ương đến cơ sở luôn quan tâm thực hiện chủ trương này.

Chính sách nhân tài là nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra các biện pháp, cơ chế, chính sách ưu đãi, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi nhằm thu hút, tuyển chọn những người có tài năng trên các lĩnh vực cụ thể về làm việc và bố trí, sắp xếp vào những vị trí phù hợp với năng lực của đối tượng để bản thân nhân tài phát huy được năng lực sở trường, hoàn thành nhiệm vụ do cơ quan, tổ chức giao phó.

Để có chính sách nhân tài phù hợp với thực tiễn phát triển xã hội cần tuân thủ quy trình phát triển nhân tài trong đó cần chú ý đện: một là, phát hiện và truyển chọn nhân tài; hai là, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài; ba là, sử dụng và đãi ngộ nhân tài.

Phát hiện và tuyển chọn nhân tài, nhân tài có ở mọi tầng lớp trong xã hội, do đó cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân có điều kiện để tự tiến cử hoặc tiến cử có trách nhiệm những người có tài năng với cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc các đoàn thể để xem xét, đánh giá và sử dụng. Các tổ chức quần chúng với đặc thù riêng cần có những hình thức tuyển chọn và phát hiện nhân tài phù hợp, mục tiêu cao nhất là phát hiện ra nhân tài. Điều quan

trọng là sau khi phát hiện được nhân tài thì phải trọng dụng, nếu không có chính sách trọng dụng nhân tài hợp lý thì khó có thể giữ chân được nhân tài, càng khó để tuyển chọn và thu hút được nhân tài.

Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, nhân tài không phải tự nhiên mà có, mà chính là sản phẩm của một quá trình đào tạo và bồi dưỡng, rèn luyện và tự rèn luyện lâu dài và công phu. Để nhân tài có thể phát triển được trước hết cần được đào tạo bài bản, cận thận, sau đó là cả một quá trình tu dưỡng, rèn luyện, tự đào tạo, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong môi trường thuận lợi, ở đó thúc đẩy mỗi cá nhân luôn có xu hướng sáng tạo và mong muốn sáng tạo, khuyến khích con người đề ra mục tiêu và tổ chức hành động để đạt được hiệu quả thiết thực cho xã hội. Mặt khác, để có được đội ngũ nhân tài đông đảo cần có các nguồn lực hỗ trợ, cá nhân có nhiều sự lựa chọn để phát triển một cách toàn diện. Nhân tài có thể do bẩm sinh, nhưng phần nhiều nhân tài xuất hiện do sự cố gắng khổ luyện mà thành, để có nhân tài bên cạnh việc hình thành hệ thống những trường học chất lượng trong hệ thống giáo dục quốc dân với điều kiện học tập tốt, đội ngũ giáo viên có tâm huyết và trình độ chuyên môn cao làm công việc giảng dạy cho học sinh, thì chúng ta còn cần xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để con người có điều kiện học tập tốt nhất, có môi trường thi thố tài năng, thể hiện năng lực. Xây dựng một xã hội thực sự quan tâm, chăm lo, vun trồng cho tài năng không ngừng phát triển từ thơ ấu đến khi trưởng thành, phải thực sự trân trọng nhân tài.

Sử dụng và đãi ngộ nhân tài,nghiên cứu lịch sử phát triển của nhânloại dễ nhận thấy những kinh nghiệm sử dụng nhân tài. Trước hết cần hiểu được sở trường sở đoản của từng người mà giao việc, nhà quản lý hiểu rõ tài năng của nhưng người dưới quyền là điều rất quan trọng, qua đó khuyến khích tính tích cực, chủ động trong công việc được giao của người lao động. Hiện nay, ở nước ta khâu sử dụng nhân tài đang bộc lộ nhiều bất cập, nhiều

biểu hiện tiêu cực đã và đang diễn ra, điều này dẫn đến nhiều tác động tiêu cực trong xã hội nói chung cũng như từng tài năng nói riêng. Muốn khắc phục tình trạng bất hợp lý và những tiêu cực trong công tác cán bộ, thì sử dụng cán bộ phải là khâu quan trong nhất. Làm tốt công tác cán bộ sẽ có tác dụng tích cực đến công tác nhân tài. Muốn vậy các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải có cơ chế và tiêu chí đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, sắp xếp bố trí đúng người đúng việc, có như vậy mới có thể đề ra những quyết sách hợp lý trong việc sử dụng nhân tài. Bên cạnh đó, vấn đề đãi ngộ cũng cần được chú trọng bao gồm chế độ về lương, thưởng, về điều kiện nhà ở chăm sóc sức khỏe, môi trường làm việc môi trường sống nơi cư trú, chỉ có thực hiện đồng bộ những điều kiện trên mới làm cho nhân tài yên tâm cống hiến, làm việc.

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát hiện, đào tạo, bồidƣỡng, trọng dụng nhân tài

Một phần của tài liệu Chính sách nhân tài ở thành phố đà nẵng từ 1997 đến nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w