Ca 曾 4.Phú 曾

Một phần của tài liệu Quốc văn nôm trong kinh giáng bút của phong trào thiện đàn đầu thế kỷ XX (Trang 26 - 31)

4. Phú 5. Ngâm 6. Vịnh 7. Luận 8. Dụ 9. Thị 10. Thoại 11. Bạt 12. Thán

Như vậy, Hồi xuân Nam âm chân kinh (1910) có cả thảy 12 thể loại. Nó cũng bao gồm các thể loại văn học truyền thống như: Thi, ca, phú, ngâm, vịnh, luận, thoại…ứng với nó là các Quần chân thánh mẫu, phật tổ, tiên nữ và các nhân vật lịch sử. Qua thống kê cho thấy, Hán văn vẫn được dùng chủ yếu ở thể loại truyền thống là: Thị,Thoại do Huệ Hoa công chúa, Đệ nhất động tiên nương, Vọng Phu sơn thần nữ, Lục Bộ bồi tiên giáng bút. Còn các thể loại Thi, ca, phú, ngâm, vịnh, bạt, thán tương ứng với ngôn ngữ Quốc âm, Quốc âm xen lẫn Hán văn do các Quần chân: Đệ nhất Thánh Mẫu Vân Hương, Đệ nhị Thánh Mẫu Vân Hương, Đệtam Thánh Mẫu VânHương, Trần triều thánh hậu, Quỳnh Hoa công chúa, Dao Trì..

Nhìn vào sự thống kê qua 3 tập kinh trên, điều dễ nhận thấy, Hán văn chỉ được thể hiện ở một số thể loại như Tán, Dụ, Thoại, Thị, Từ…và đó là những lời giáng của các đấng quyền năng tối cao. Còn các thể loại như Ca thì chiếm đa phần là Quốc âm. Điều này cũng cho ta thấy được sự phân loại chức năng của Hán văn và Quốc văn nôm trong kinh giáng bút.

3.3. Lược điểm về giá trị nội dung của quốc văn Nôm trong kinh giáng bút

Dẫu được thể hiện, ra đời trong thời điểm khác nhau, thế nhưng có một điều dễ nhận thấy ở 3 tập kinh giáng bút trong thời kỳ này là: Tăng quảng Minh thiện Quốc âm chân kinh 曾曾曾曾曾曾曾曾 (1904), Tam bảo Quốc âm chân kinh 曾曾曾曾曾曾(1906) và Hồi xuân Nam âm chân kinh 曾曾曾曾曾曾(1910),đó chính là việc, các bản kinh đều ra đời từ trong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX. Nội dung của nó không nằm ngoài hệ thống tư tưởng mà phong trào Thiện đàn đã phản ánh. 3 tập kinh đều thể hiện sâu sắc các vấn đề có

liên quan đến cuộc vận động ái quốc, chấn hưng văn hóa dân tộc mà biểu hiện chính như: thúc giục, khơi dậy lòng yêu nước; khuyên con người ta hướng thiện, yêu thương đùm bọc lẫn nhau; vãn hồi đạo cương thường; đề cao vị thế người phụ nữ…

3.3.1.Thúc giục lòng yêu nước

Trong bối cảnh xã hội thời bấy giờ, khi mà thực dân Pháp tiến hành xâm lược, khai thác thuộc địa, vơ vét của cải, tài nguyên thiên nhiên. Những cuộc đàn áp, đầu độc người dân nước ta bằng rượu cồn, thuốc phiện…đòi hỏi nhân dân phải đứng lên đấu tranh, đoàn kết dành chính quyền. Để rồi quá trình tập hợp lực lượng cũng như định hướng cho phong trào đấu tranh theo đó được hình thành và chú trọng. Ngay từ đầu tập kinh Hồi xuân Nam âm chân kinh曾曾曾曾曾曾 (1910), đã có những vần thơ giáng bút ám chỉ một xã hội đương thời đang bị lệ thuộc:

Ba núi đá rêu in dấu ngựa, Bốn sông cát lở lấp mình voi.

Buồn khi thánh thót chim chào khách, Ngán nỗi vu vơ cóc đớp ruồi

Quán Âm Phật tổ. Thi (Hồi xuân Nam âm chân kinh)

Rồi hình ảnh “người” và “ma” lẫn lộn xuất hiện trong đương thế, khiến ai sống vào thời điểm bấy giờ cũng cảm thấy giật mình lo sợ. Chốn yên bình của quê nhà nay còn đâu:

Người ma lẫn lộn đua chen,

Bốn phương thanh vắng ôn binh dập dìu

Vân Hương đệ nhất thánh mẫu. Ca (Hồi xuân Nam âm chân kinh 3.3.2. Khuyên con người ta hướng thiện, yêu thương đùm bọc lẫn nhau

Có thể nói rằng, nội dung tu đức hướng thiện, khuyên con người ta luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau là một trong những giá trị nội dung, tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX. Đối với họ hàng xa, ta cũng phải trọng, không được khinh. Khi những người xung quanh ta gặp khó khăn, ta cần phải vượt lên, giúp đỡ. Để sao cho khó kiền giúp đỡ, hèn liền yêu thương:

Ở sao nhất thể tương thân

Họ xa cũng trọng họ gần chẳng khinh Họ chồng cho đến họ mình

Tương thân chớ có đem tình tương sơ Cùng người rễ má dây mơ

Mà mình nhạt nhẽo ơ hờ sao nên Họ hàng kẻ khó người hèn

Khó liền cấp đỡ hèn liền yêu đang Tới lui một kính hai nhường

Hạnh Hoa công chúa. Thân tôn tộc đệ lục Ca (Tăng quảng Minh thiện Quốc âm chân kinh)

3.3.3. Vãn hồi đạo cương thường

Để chà đạp lên giá trị đạo đức, nô dịch dân tộc ta, ngay từ những ngày đầu đặt chân xâm lược nước ta, thực dân Pháp, một trong những “vũ khí” được chúng sử dụng triệt để đó chính là văn hóa nô dịch, chúng núp dưới danh chủ nghĩa khai sáng để đồng hóa, biến dân tộc ta trở thành một nước thuộc địa của chúng về mọi mặt. Chúng muốn mọi truyền thống văn hóa tốt đẹp vốn tồn tại từ lâu đời ở ta bị mai một, sớm đảo lộn mọi giá trị, làm băng hoại đạo đức nhân luân.

Chúng – những kẻ xâm lược dùng chính sách văn hóa nô dịch đã khiến một bộ phận người sống trong xã hội bị đảo lộn nhân tâm, không còn nhớ đến ơn sinh thành, đạo phụ, phu – tử nữa. Chuyện xằng bậy thì diễn ra ở nhiều nơi:

Chẳng nhớ cha sinh, Không thương mẹ đẻ.

Trưng thứ vương. Ưu thế phú (Hồi xuân Nam âm chân kinh)

3.3.4. Đề cao vị thế người phụ nữ

Từ thuở xưa, người phụ nữ trong xã hội đều thể hiện rõ thiên chức làm mẹ, làm vợ cao cả của mình. Không có chị em phụ nữ, thế giới sẽ không còn tồn tại. Đây cũng chính là lý do chứng minh vì sao tần suất, lời văn giáng được dành nhiều cho phụ nữ.

Họ luôn thẹn mình không đem được sức ra giúp ích cho dân tộc, đất nước khi mà xung quanh đầy rẫy những bất công rình rập, nô dịch. Nhiều khi họ đã phải thốt lên muốn được đem thân liệt nữ đọgan anh hùng:

Thẹn mình phấn bạc son phai,

Những người tài sắc ấy trời hay ghen. Canh khuya chong một ngọn đèn, Trách mình chịu phận bạc đen thế mà. Thân bèo bao quản nước xa,

Một thuyền một lái một nhà một sông.

Tam giang Trương công chúa. Ca (Hồi xuân Nam âm chân kinh)

Ngoài những nội dung tư tưởng chính ở trên ra, 3 tập kinh trên còn đề cập đến một số lĩnh vực khác như:

suy tôn đạo phật, đề cao dân trí, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên đất nước, diễn đạt về đạo lý gia đình…

Tiểu kết chương 3:

Quần chân – Chủ thể thơ văn giáng bút được chia tách thành những nhóm khác nhau (nhóm thánh mẫu, nhóm thần nữ, nhóm công chúa...). Quần chân là tiên, là thánh, là các nhân vật lịch sử của dân tộc. Các thể loại quốc văn giáng bút tương ứng cho vai trò, vị thế của các Quần chân bao gồm: ca, thi, dụ, từ, ngâm, tự Đi kèm với các thể loại, chủthể giáng bút này là những nội dung tư tưởng như: thúc giục lòng yêu nước, khuyên con người ta hướng thiện, vãn hồi đạo cương thường, đề cao vị thế người phụ nữ, diễn đạt về đạo lý gia đình v.v..

KẾT LUẬN

Từ những mục đích và nhiệm vụ đặt ra cho luận văn Cao học Hán Nôm với đề tài “Quốc văn Nôm trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX” cũng như các kết quả đạt được trong luận văn qua các chương mục cụ thể, cho phép chúng tôi đi đến những kết luận như sau:

1.Kinh giáng bút mà đa phần bằng quốc âm trong phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX với số lượng 60 tập kinh giáng bút, độ dày 5.181 trang, thực sự là một bộ phận cấu thành, góp sức tạo nên đời sống quốc văn Nôm Việt Nam ở một thời điểm đặc biệt của lịch sử - thời điểm cho sự giao thời Âu Á, cho bước chuyển của truyền thống và hiện đại. Bộ phận này là một trong những biểu hiện cụ thể cho đời sống ngữ văn Việt Nam truyền thống trong giai đoạn này.

2.Kinh giáng bút trong phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX phong phú về số lượng, về hình thức trình bày, in ấn đã có xu hướng nghiêng hẳn về quốc âm, Nam âm. Nam âm trong kinh giáng bút ghi bằng chữ Nôm với sự phong phú về số lượng văn bản ở dạng bản in cho phép chúng ta nghĩ rằng quốc văn Nôm những năm đầu thế kỷ này đã có một sự đột biến về phương diện cố định và lưu hành văn bản. 3.Quốc văn Nôm đó là ngôn ngữ của các Quần chân là tiên, là thánh, là Phật với những cái tên đầy linh

thiêng và quyền uy như: Quán Âm Bồ Tát động Hương tích ;Lưu Ly phật tổ; Vân Hương Đệnhất Thánh Mẫu;Đệ nhị Thánh Mẫu; Đệ tam Thánh Mẫu; Liên Hoa công chúa; Trưng Bá vương; Quốc Vương công chúa; Tháp Sơn công chúa…Việc Quần chân đầy quyền uy sửdụng Nam âm đã mang lại tính quyền uy cho Nam âm.

4.Quốc văn đó bao gồm các thể loại như: thi, ca, ngâm, vịnh, thị, tự, thoại, bạt, sớ, dụ, huấn, tán, pháp,

phú…ví dụ như: Vân Hương đệ nhất Thánh Mẫu thi; Đệ nhị Thánh Mẫu thi; Thủy Tinh công chúa thi; Hoàng Mai doãn công chúa ca; Cửu thiên Huyền nữ bạt; Đệ nhị Thánh Mẫu sớ…Những thểloại trên chothấy đó là loại quốc văn gắn liền với thể văn truyền thống.

5.Kinh giáng bút trong phong trào Thiện đàn còn mang trong mình lối viến chen lẫn Nôm và Hán. Dùng Hán văn là những thể loại cao cấp như: thị, thoại, từ, sớ, tán, dụ…Điển hình là các bài giáng: Vân Hương đệnhất Thánh Mẫu thị; Vọng phu sơn thần nữ thoại; Quốc Hoa công chúa từ; Đệ nhị Thánh Mẫu sớ; Quán Âm Bồ Tát động Hương Tích tán v.v…Còn các thểloại dùng ngôn ngữ Quốc âm là:

ca, phú, ngâm, luận, thi,tự…

6.Tuy có sự song hành Nôm Hán nhưng số đơn vị văn bản Nôm là áp đảo (68 đơn vị văn bản Nôm trên tổng số129 đơn vị văn bản có trong Tăng quảng Minh Thiện quốc âm chân kinh (1904); 311 đơn vị/322 tổng số đơn vị văn bản trong Tam Bảo quốc âm chân kinh (1906) và 81 đơn vị/93 tổng số đơn vị văn bản trong Hồi xuân Nam âm chân kinh (1910)). Tỷlệ trên cũng cho thấy, theo tiến trình thời gian, số đơn vị văn bản sửdụngngôn ngữ Nôm ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với đơn vị văn bản Hán văn.

7.Cùng với các hoạt động quốc văn khác, quốc văn Nôm trong kinh giáng bút đã đóng góp công lao nhằm khẳng định địa vị của quốc văn Nôm vào tiến trình xây dựng quốc văn nói chung, cũng là một trong những biểu hiện, những cố gắng muộn mằn của ngữ văn truyền thống cho một nền quốc văn Nôm giữa những thập niên đầu của thế kỷ XX của buổi giao thời Âu - Á.

8.Nội dung kinh giáng bút thể hiện lòng yên nước thầm kín, ý muốn vãn hồi lại đạo cương thường, phê phán những thói hư tật xấu của lối sống chạy theo đồng tiền, danh vọng…; hướng về phụ nữ và chủ thể ngôn ngữ là phụ nữ (Quần chân chủ yếu là phụ nữ). Những điều đó có thể vừa xem như là một trong những biểu hiện cho văn học trọng giới tính nữ đã tạo nên một điểm nhấn của văn học quốc âm trong tiến trình quốc văn Việt Nam nói chung.

9.Cả trên phương diện số lượng văn bản, chủ thể văn bản, các thể loại mà chủ thể văn bản đã sử dụng, các vấn đề về nội dung được đề cập trong kinh giáng bút bằng Quốc âm / Nam âm của phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX

đã cho ta thấy, quốc văn Nôm trong phong trào Thiện đàn là một thực tế hiện hữu, là một trong những “minh trưng” cho tiến trình lịch sử của Quốc văn Nôm nói chung.

Một phần của tài liệu Quốc văn nôm trong kinh giáng bút của phong trào thiện đàn đầu thế kỷ XX (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w