2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đợt cấp COPD có suy hô hấp mức độ trung bình đến nặng chưa đặt NKQ.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
a. Đợt cấp COPD:
- Tiền sử đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc lần vào viện này khám thấy có dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Khó thở tăng, ho tăng, đờm nhiều lên và đục - Các dấu hiệu của suy hô hấp cấp.
- Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.
b. Mức độ đợt cấp COPD: Các bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD mức độ trung bình và nặng.
Bảng 2.1: Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD [31]:
Các dấu hiệu Nhẹ Trung bình Nặng
Tiền sử bệnh:
- Các bệnh đồng phát(*) Không Có thể có Có
- Đợt cấp trong 3 năm cuối <1 lần/năm 1 lần/năm >1 lần/năm - Độ nặng COPD Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III-IV Các dấu hiệu thực thể:
- Tri giác Bình thường Bình thường Rối loạn tri giác - Nhịp thở (lần/phút) <30 30-35 >35 hoặc <18
- Co kéo cơ hô hấp phụ Nhẹ Trung bình Nặng
- Huyết áp tối đa Bình thường Bình thường <90 mmHg - Các triệu chứng còn lại sau
điều trị ban đầu Hết Còn ít Không đáp ứng
(*) Các bệnh đồng phát thường liên quan đến tiên lượng kém trong đợt cấp bao gồm: suy tim sung huyết, bệnh mạch vành, tiểu đường, suy gan, suy thận
c. Tuổi: Các bệnh nhân trong độ tuổi 16-80 (năm)
Các bệnh nhân có một hoặc nhiều tiêu chuẩn sau đây sẽ bị loại khỏi nghiên cứu:
- Hôn mê
- Chấn thương hàm mặt - Xuất huyết tiêu hóa
- Liệt cơ hô hấp hoặc bệnh lí thần kinh cơ
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 1/7/2015 đến ngày 31/7/2016
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến cứu mô tả
- Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được thở HFNC bằng hệ thống Max-Venturi qua Mast-mũi. Các trường hợp thở HFNC bằng hệ thống Max- Venturi thất bại sẽ được ngừng thở HFNC và chuyển sang điều trị như thường quy (Thông khí nhân tạo không xâm nhập phương thức hỗ trợ áp lực (PS) kết hợp CPAP, đặt NKQ và thông khí nhân tạo xâm nhập nếu có chỉ định)
2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá thành công/thất bại của hệ thống
2.3.2.1. Tiêu chuẩn thành công
- Bệnh nhân dung nạp tốt với hệ thống - Tình trạng hô hấp trên lâm sàng cải thiện
- Khí máu động mạch cải thiện rõ rệt so với T0 ở các thời điểm: T2, T3, T5
- Không cải thiện lâm sàng và khí máu động mạch hay tình trạng khí máu động mạch và lâm sàng nặng lên.
- Xuất hiện tình trạng suy hô hấp nguy kịch phải đặt ống NKQ.
2.3.3. Cỡ mẫu
Thuận tiện
2.4. Phương pháp xử lí số liệu nghiên cứu
- Mô tả kết quả
• Các biến định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn ( ± SD).
• Các biến định tính được trình bày theo tỷ lệ phần trăm (%) - Kiểm định sự khác biệt của các biến
• Các biến định lượng: sử dụng các test tham số (t-test, ANOVA test) cho biến phân bố chuẩn và test phi tham số (sign test, Mann-Whitney test, Kruskal-Wallis test) cho biến phân bố không chuẩn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
• Các biến định tính: sử dụng Z test, test χ2 hoặc Fisher’s exact test. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Đánh giá mối tương quan
• Mối tương quan của các biến định lượng được đánh giá thông qua hệ số tương quan Pearson (đối với biến phân bố chuẩn) hoặc hệ số tương quan Spearman (đối với biến phân bố không chuẩn)
• Hệ số tương quan r có giá trị từ -1 đến +1
• r > 0 thì tương quan đồng biến, r < 0 thì tương quan nghịch biến. Mức độ tương quan dựa vào |r|, |r| càng gần 1 thì tương quan càng
chặt chẽ
|r| < 0,3: tương quan yếu
0,3 ≤ |r| < 0,5: tương quan trung bình 0,5 ≤ |r| < 0,7: tương quan khá chặt chẽ 0,7 ≤ |r| < 0,9: tương quan chặt chẽ 0,9 ≤ |r| ≤ 1: tương quan rất chặt chẽ
- Phương pháp tính tỷ suất chênh OR (Odd Ratio) với 95% CI khi phân tích sự liên quan giữa hai yếu tố.
2.5. Phương tiện hỗ trợ nghiên cứu
- Monitor theo dõi các chỉ số cơ bản: Mạch, huyết áp, SpO2 - Máy khí máu động mạch
- Máy chụp X quang tim phổi
- Ống nghe, bộ dụng cụ đo huyết áp - Đồng hồ theo dõi mạch, nhịp thở
- Máy tính thu thập, lưu trữ và xử lí số liệu - Bộ dụng cụ đo chức năng hô hấp
2.6. Quy trình nghiên cứu
2.6.1. Thời điểm nghiên cứu
Các thời điểm nghiên cứu: T0, T1, T2, T3, T4, T5 - T0: Trước khi áp dụng hệ thống - T1: Sau áp dụng 15’ - T2: Sau áp dụng 30’ - T3: Sau áp dụng 1h - T4: Sau áp dụng 2h - T5: Sau áp dụng 24h
2.6.2. Thời điểm đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng
Các chỉ số lâm sàng ( M, HA, SpO2, Nhịp thở, tri giác): - Theo dõi tất cả các thời điểm nghiên cứu: T0àT5 Các chỉ số cận lâm sàng (Khí máu ĐM):
- Theo dõi 03 thời điểm: T0, T2, T5
2.6.3. Các thông số đánh giá
Thu thập số liệu nghiên cứu bao gồm: Tình hình chung, đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu, diễn biến lâm sàng (điểm Glasgow, nhịp thở, nhịp tim, HA, SpO2), khí máu động mạch, tỷ lệ thành công/thất bại, sự dung nạp và các biến chứng.
2.6.4. Sơ đồ nghiên cứu
BN đợt cấp COPD vào cấp cứu
Phân loại mức độ
Nhẹ Trung bình và nặng Nguy kịch