Nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ của cắt lớp VI TÍNH đa dãy TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ hẹp KHÍ QUẢN (Trang 25)

Xiong và cộng sự (2000) cho biết độ nhạy của CLVT sử dụng chương trình nội soi ảo để phát hiện các khối u gây hẹp lòng khí quản là 93,3% và độ chính xác là 93,5% .

Hoppe và cộng sự (2002) sử dụng máy CLVT 4 dãy với độ dày lớp cắt 2mm nghiên cứu trên 200 đoạn khí – phế quản của 20 BN. Trong nghiên cứu này tác giả cho thấy CLVT có độ chính xác cao trong xác định các tổn thương hẹp đường thở với độ chính xác đạt được là 98% với nội soi ảo, 96% với các ảnh cắt ngang, 96% và 96,5% với các ảnh MPR hướng cắt đứng dọc và cắt đứng ngang .

Hoppe và cộng sự (2004) tiếp tục sử dụng CLVT 4 dãy với độ dày lớp cắt 1mm để so sánh hiệu quả chẩn đoán với nội soi ống mềm, tác giả nhận thấy nội sỏi ảo có độ chính xác 95,5% trong phát hiện các tổn thương hẹp của đường thở (gồm, khí quản, phế quản gốc, phế quản thùy). CLVT cũng có độ chính xác lên tới 95,5% trong chẩn đoán tổn thương hẹp của các phế quản phân thùy tuy nhiên đối với các tổn thương này giá trị chẩn đoán dương tính không cao (40,9% so với 84,4% của đường thở lớn) .

Honnef và cộng sự (2006), sử dụng CLVT 16 dãy để chẩn đoán cho 12 trẻ có thở rít và hẹp khí quản so sánh với kết quả chẩn đoán của nội soi phế quản và phẫu thuật cho thấy: kết quả CLVT tương đồng với nội soi phế quản ở tất cả các trường hợp và tương đồng với phẫu thuật ở 8/12 trường hợp .

Dialani và cộng sự (2008), nghiên cứu khả năng phát hiện các biến chứng của stent đường thở bằng máy CLVT 8 dãy cho thấy độ chính xác trong phát hiện tổn thương là 97%, trong đó toàn bộ các trường hợp hẹp lòng khí quản do sẹo mô hạt đều được phát hiện trên CLVT .

Morshed và cộng sự (2010) so sánh khả năng đánh giá hẹp khí quản giữa các phương pháp nội soi ảo, tái tạo đa mặt phẳng trên CLVT với nội soi ống

mềm và tổn thương trong mổ. Kết quả thu được: độ nhạy trong phát hiện tổn thương hẹp của nội soi ảo là 94,6% trong đánh giá mức độ hẹp, 97,3% trong đánh giá chiều dài đoạn hẹp, độ đặc hiệu là 100% khi so sánh với kết quả phẫu thuật. Đối với tái tạo đa mặt phẳng có độ nhạy là 89%, độ đặc hiệu 100% khi so sánh với nội soi ống mềm. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng máy CLVT 64 dãy với độ dày lát cắt 1,25mm. Tác giả đã đưa ra kết luận: CLVT sử dụng kết hợp nội soi ảo và MPR rất hữu ích trong đánh giá và lập kế hoạch điều trị với hẹp khí quản .

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các BN được chẩn đoán lâm sàng hẹp khí quản , được chụp CLVT đa dãy và có điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2021.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Các bệnh nhân được lựa chọn trong nhóm nghiên cứu phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

• Những bệnh nhân được chẩn đoán là hẹp khí quản trên CLVT đa dãy.

• Hồ sơ bệnh án được ghi chép rõ ràng và đầy đủ phần hành chính, lâm sàng và điều trị

• Có dữ liệu ảnh DICOM, phim chụp đáp ứng được điều kiện chẩn đoán.

• Được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

- Hồ sơ, phim chụp không đáp ứng được điều kiện nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu

Áp dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất, lựa chọn tất cả các trường hợp đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.

2.2.4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu

Bệnh viện Bạch Mai

2.2.5. Phương tiện nghiên cứu

- Các máy chụp CLVT đa dãy tại trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh bệnh viện Bạch Mai.

- Các phần mềm trợ giúp tái tạo, lưu trữ hình ảnh. - Hồ sơ bệnh án.

2.2.6. Kỹ thuật chụp CLVT đa dãy chẩn đoán hẹp khí quản

a. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Bệnh nhân được giải thích rõ mục đích của quá trình khám xét. - Hướng dẫn tập thở.

- Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, đầu hướng về phía khung máy.

b. Tiến hành chụp:

- Chụp ảnh định hướng lấy vùng cổ - ngực. - Chụp một thì không tiêm thuốc cản quang. - Các thông số kỹ thuật: [2]

o Hiệu điện thế 120kV

o Cường độ dòng điện 110 -180 mA.

o Độ dày lát cắt 1,25- 2,5 mm, có thể tái tạo mỏng đến 0,625mm.

c.Xử lý hình ảnh.

- Tái tạo các ảnh theo hướng mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang, ảnh

2.2.7. Quy trình nghiên cứu

 Thu thập các yếu tố dịch tễ: tuổi, giới, hoàn cảnh vào viện, nguyên nhân gây hẹp khí quản.

 Chụp CLVT theo quy trình chuẩn đã quy định.

 Xử lý hình ảnh.

 Đọc phân tích kết quả theo mẫu bệnh án nghiên cứu.

2.2.8. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tintheo mục tiêu nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu Biến số Chỉ số Phương pháp thu

thập thông tin Đặc điểm chung 1. Tuổi

2. Giới 3. Lý do vào viện 4. Nguyên nhân gây hẹp khí quản 5. Đặc điểm mô bệnh học hẹp khí quản 6. Kết quả điều trị. % Các nhóm tuổi % Nam, Nữ % Các triệu chứng LS %Nhóm nguyên nhân % Loại mô bệnh học % Các kết quả điều trị Hồ sơ bệnh án. Hỏi lâm sàng. Phỏng vấn qua điện thoại.

Mục tiêu 1 7. Các vị trí hẹp chia theo đoạn khí quản 8. Phân bố số

lượng các vị trí hẹp của 2 nhóm nguyên nhân theo đối tượng nghiên cứu. 9. Khoảng cách hẹp so với bờ dưới sụn nhẫn (a) 10.Hình thái hẹp 11. Mức độ hẹp

theo phân loại Cotton (b) 12.Chiều dài

đoạn hẹp (c) 13.Liên quan

giữa chiều dài đoạn hẹp và mức độ hẹp % Các vị trí hẹp theo đoạn % BN có các vị trí hẹp % khoảng cách hẹp theo từng nguyên nhân % Các hình thái hẹp % Các mức độ hẹp theo phân loại Cotton % Chiều dài các đoạn hẹp Test Khi bình phương. - Đọc phân tích hình ảnh trên các phần mềm xử lý ảnh.

Phương pháp điều trị *

Nong bóng Đặt stent Đốt laser Phẫu thuật cắt nối khí quản Phẫu thuật tạo hình khí quản Nguyên nhân hẹp Vị trí hẹp theo đoạn khí quản Số lượng vị trí hẹp Khoảng cách hẹp so với bờ dưới sụn nhẫn Hình thái hẹp Mức độ hẹp theo Cotton Chiều dài đoạn hẹp

(*):Thu thập thông tin từ bệnh án.

(a) Khoảng cách sẹo hẹp so với sụn nhẫn: được tính từ bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên sẹo hẹp.

(b) Sử dụng phần mềm tính diện tích có sẵn trên trạm xử lý ảnh để tính độ hẹp (diện tích chỗ hẹp nhất so với diện tích lòng khí quản bình thường).

(c) Đo chiều dài đoạn hẹp: được tính từ vị trí bắt đầu từ bờ trên sẹo hẹp đến hết bờ dưới của sẹo. Trường hợp có nhiều vị trí hẹp nằm liên tục trên thành khí quản (sẹo hẹp do MKQ), đo từ bờ trên sẹo hẹp nằm cao nhất đến bờ dưới sẹo hẹp nằm thấp nhất.

2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng test Khi bình phương để tìm sự khác biệt. Tính hệ số Kappa để so sánh mức độ phù hợp giữa chụp CLVT 64 dãy và phẫu thuật. Giá trị của chỉ số Kappa với K = 0,0 (không có sự phù hợp), K = 0,01-0,4 (mức độ phù hợp kém), K = 0,41-0,61 (mức độ phù hợp trung bình), K = 0,61-0,8 (mức độ phù hợp tốt), K = 0,81 – 1,0 (mức độ phù hợp rất tốt).

2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu

- Việc nghiên cứu được sự đồng ý của bộ môn Chẩn Đoán Hình Ảnh- Đại học Y Hà Nội và trung tâm Điện Quang- Bệnh viện Bạch Mai.

-Tất cả những thông tin riêng về bệnh tật của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án hoàn toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân được gắn một mã số riêng để đảm bảo tính chính xác cũng như tính bảo mật thông tin.

Chương 3

Chương 4

1. Tsakiridis K. (2012). Management of complex benign post- tracheostomy tracheal stenosis with bronchoscopic insertion of silicon tracheal stents, in patients with failed or contraindicated surgical reconstruction of trachea. Journal of Thoracic Disease, 4, (1).

2. Boiselle, P.M, D.A. Lynch (2008). CT of the Airways, U.J. Schoepf, Editor. Humana Press, 1-24, 351-337.

3. Quách Thị Cần (2008). Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng sẹo

hẹp thanh – khí quản mắc phải và đánh giá kết quả điều trị tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội.

4. Charokopos N. (2011). The management of post-intubation tracheal stenoses with self-expandable stents: early and long-term results in 11 cases. European Journal of Cardio - Thoracic Surgery. 40, 919-925. 5. Epstein, S.K. (2005). Late Complications of Tracheostomy.

Respiratory care. 50(4), 542-549.

6. Charokopos, N., et al. (2011). The management of post-intubation tracheal stenoses with self-expandable stents: early and long-term results in 11 cases. Eur J Cardiothorac Surg, 40(4), 919-924.

7. Morshed K., et al. (2011). Evaluation of tracheal stenosis: comparison between computed tomography virtual tracheobronchoscopy with multiplanar reformatting, flexible tracheofiberoscopy and intra- operative findings. Eur Arch Otorhinolaryngol, 268(4), 591-597.

8. Trịnh Văn Minh (2005), Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học.

9. Grillo, H.C (2004). Surgery of the Trachea and Bronchi. BC Decker

Inc. 1-39, 301-340.

10. Simon, K., D. Ashiku, J. Mathisen. (2005). In Sabiston & Spencer

Surgery of the Chest, Elsevier

normal subject. 1(18).

13. Kaiser, L. R, Kron (2007). Mastery of Cardiothoracic

Surgery.Lippincott Williams & Wilkins, 77-81.

14. Haaga, J.R. and P.M. Boiselle (2009). CT and MRI of the whole body, Mosby - Elsevier

15. A Carretta et al. (2006). Preoperative assessment in patients with postintubation tracheal stenosis: Rigid and flexible bronchoscopy versus spiral CT scan with multiplanar reconstructions. Surg Endosc,

20(6), 905-908.

16. N. L Muller, C. Isabela.S.Silva (2008), Imaging of the Chest. Chapter 66, 995-997.

17. N. L Müller, C.I.S. Silva (2010). High-Yield Imaging Chest, Saunders Elsevier, 430-477.

18. S.White, C. and P. M.Boiselle (2007). New Techniques in

Cardiothoracic Imaging, Informa Healthcare, 177-185.

19. M. Xiong, W. Zhang, D. Wang. (2000). CT virtual bronchoscopy: imaging method and clinical application. Chin Med J (Engl). 113(11), 1022-1025.

20. H. Hoppe, B. Walder, M. Sonnenschein. (2002). Multidetector CT virtual bronchoscopy to grade tracheobronchial stenosis. AJR. 178,

1195-1200.

21. H. Hoppe, P. Dinkel, B. Walder. (2004). Grading airway stenosis down to the segmental level using virtual bronchoscopy. Chest Imaging. 125, 704-711.

22. D. Honnef, JE Wildberger, M. Das. (2006). Value of virtual tracheobronchoscopy and bronchography from 16-slice multidetector-

23. V. Dialani et al. (2008). MDCT detection of airway stent complications: comparison with bronchoscopy. AJR Am J Roentgenol. 191(5), 1576-

MẪU BỆNH ÁN BỆNH NHÂN HẸP KHÍ QUẢN

Số thứ tự: Khoa: Mã hồ sơ:

I. HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên: …………..……….2. Giới:……… 3. Tuổi:……… 4. Địa chỉ:……..……… ... 5.Liên hệ:………... 6. Ngày vào viện: …../…../……

7. Ngày ra viện: …../…../……

II. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

1. Tiền sử: - Đặt ống nội khí quản  - Mở khí quản  - U  - Khác  2. Lý do vào viện: - Khó thở:  - Không khó thở  - Triệu chứng khác  ………

III. CHỤP CLVT ĐA DÃY Ngày………..tháng……….năm………..

1. Chất lượng hình ảnh

- Tốt 

- Trung bình 

- Xấu 

- Khí quản đoạn 1/3 giữa 

- Khí quản đoạn 1/3 dưới 

3. Vị trí hẹp so với bờ dưới sụn nhẫn - Khoảng cách < 1 cm  - Khoảng cách 1 - 2 cm  - Khoảng cách > 2 cm  4. Hình thái hẹp. - Hẹp đồng tâm  - Hẹp lệch tâm  - Khác  ……… 5. Mức độ hẹp theo phân loại Cotton và Myes.

- 0 – 50% 

- 51 – 70% 

- 71 - 99% 

- Không còn thấy lòng khí quản 

6. Chiều dài đoạn hẹp

- < 1 cm  - 1 - 2 cm  - 2 - 3 cm  - 3 - 4 cm  - > 4 cm  ………

- Phẫu thuật cắt nối tận tận 

- Phẫu thuật tạo hình 

- Đặt Stent 

- Nong chỗ hẹp 

- Laser 

- Phối hợp các phương pháp 

2. Phương pháp điều trị

- Phẫu thuật cắt nối tận tận 

- Phẫu thuật tạo hình 

- Đặt Stent 

- Nong chỗ hẹp 

- Laser 

- Phối hợp các phương pháp 

………

11. Kết quả sau điều trị - Hết khó thở  - Còn khó thở  - Tái hẹp  - Tử vong  Ghi chú: ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ của cắt lớp VI TÍNH đa dãy TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ hẹp KHÍ QUẢN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w