Các bài tập hay áp dụng trong một số bệnh lý

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN VAI TRÒ của TRỊ LIỆU GIỌNG nói TRONG điều TRỊ một số BỆNH lý rối LOẠN GIỌNG (Trang 26 - 32)

Rối loạn giọng căng cơ Muscle Tension Dysphonia (MTD): bài thở bụng, cộng hưởng, Yawn-sigh.

Hạt xơ dây thanh: bài thở bụng, humming, Yawn-sigh, thổi ống.

Rối loạn giọng tuổi dậy thì: tập thở, humming, Yawn-sigh, thay đổi âm vực. Liệt dây hồi quy: tập thở, humming, phát âm thì hít vào, kỹ thuật tạo van. Mất giọng căn nguyên tâm lý: tìm căn nguyên, tư vấn tâm lý, bài tập với các phản xạ thực vật của thanh quản.

Phạm vi sử dụng trị liệu giọng nói

+ 100% bệnh thanh quản

+ Tùy tình trạng, giai đoạn mà có chỉ định thích hợp về phương pháp + Trị liệu giọng nói thực hiện trên cơ sở từng cá nhân cụ thể

Liệu trình: Tùy diễn biến bệnh, thông thường: 1 buổi/tuần, 30 - 45

phút/buổi; 4, 6, 8 buổi hoặc nhiều hơn tùy theo, một số tác giả cho rằng dùng nhiều buổi tốt hơn, ví dụ: 2 buổi/tuần, điều này còn phụ thuộc vào độ tuân thủ của bệnh nhân. Tuy nhiên ở điều kiện chúng ta nếu bệnh nhân không đến thường xuyên được cần giao bài tập về nhà đảm bảo bệnh nhân làm đúng kỹ thuật sau đó hẹn bệnh nhân khám lại đánh giá kỹ thuật thực hiện có đúng không để chỉnh sửa cho đúng, đánh giá hiệu quả của các bài tập tới RLG.

KẾT LUẬN

Chúng ta cần có đầy đủ kiến thức về giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh của cơ quan phát âm.

Việc đánh giá RLG không phải chỉ tập trung vào tổn thương thực thể mà phải đánh giá phần chức năng của thanh quản thông qua đánh giá cảm thụ hoặc phân tích chất thanh.

Chẩn đoán nguyên nhân rối loạn giọng và trị liệu giọng nói là một quá trình phức tạp ảnh hưởng bởi người bệnh, các nhà trị liệu cũng như phương pháp được lựa chọn.

Một phương pháp có thể có tác dụng nhưng không có nghĩa là sẽ có tác dụng trên từng bệnh nhân cụ thể đặc biệt khi không được thực hiện đúng.

Các chương trình trị liệu giọng nói thường kết hợp nhiều bài tập, kỹ thuật khác nhau.

Nhà trị liệu RLG phải có khả năng làm mẫu các thói quen sử dụng giọng mà muốn bệnh nhân hướng tới khi đó bệnh nhân dễ hình dung, bắt chước và thực hiện dễ dàng hơn.

Hiệu quả của điều trị phụ thuộc vào sự thay đổi hành vi, thói quen sử dụng giọng và chuyển thay đổi này vào cách nói thường ngày trong cuộc sống một cách tự nhiên.

Những điều trị nội khoa cần phối hợp khi cần trong liệu trình điều trị RLG.

Tóm tắt các bước và trình tự trị liệu giọng nói.

+ Giải thích và vấn an bệnh nhân + Giữ gìn giọng và vệ sinh giọng nói. + Giảm các căng cơ ngoại thanh quản.

+ Kỹ thuật thở và kỹ năng phát âm.

+ Thay đổi chất giọng và cao độ liên quan đến sự cân bằng giữa sự thư giãn, căng thẳng, sự tự tin và khả năng kiểm soát hơi thở.

+ Cấu âm và cộng hưởng.

+ Khả năng phát âm linh hoạt và mở rộng liên quan đến kiểm soát hơi thở ra, sự căng của dây thanh, khả năng thể hiện của bản thân.

1. Mathieson L (2001). The voice and its disorders, 6th edition, Whurr Publishers Ltd., London.

2. Barsties B and De Bodt M (2015). Assessment of voice quality: Current state-of-the-art. Auris Nasus Larynx, 42(3), 183-8.

3. Bassich C and Ludlow CL (1986). The use of perceptual methods by new clinicians for assessing voice quality. Journal of Speech and Hearing Disorders, 51, 125-133.

4. Cho KJ, Nam IC, Hwang YS et al (2011). Analysis of factors influencing voice quality and therapeutic approaches in vocal polyp patients.Eur Arch Otorhinolaryngol, 268(9), 1321-7.

5. DeJonckere PH, Crevier-Buchman L, Marie JP et al (2003). Implementation of the European Laryngological Society (ELS) basic protocol for assessing voice treatment effect. Rev Laryngol Otol Rhinol (Bord), 124(5), 279-83.

6. Gray SD (1991). Basement membrane zone injury in vocal nodules.

Vocal fold physiology: acoustic, perceptual, and physiological aspects of voice mechanisms, Singular Publishing Group, San Diego, California, 21-27.

7. Hirano M (1981). Clinical Examination of Voice, Springer-Verlag, New York.

8. Kreiman J, Gerratt BR, Kempster GB et al (1993). Perceptual evaluation of voice quality: review, tutorial, and a framework for future research. Journal of Speech and Hearing Research, 36(1), 21-40.

9. Nguyen DD and Kenny DT (2009). Randomized controlled trial of vocal function exercises on muscle tension dysphonia in Vietnamese female teachers. Journal of Otolaryngology-Head & Neck Surgery, 38(2), 261-278.

Tạp Chí Tai Mũi Họng, 2, 64-70.

11. Teixeira LC and Behlau M (2015). Comparison Between Vocal Function Exercises and Voice Amplification. J Voice, 29(6), 718-26. 12. Titze I, Jiang J, and Druker D (1988). Preliminaries to the body-cover

model of pitch control. Journal of Voice, 1(4), 314-319.

13. Titze IR (1994). Principles of voice production, Prentice-Hall, Inc., Englewood Cliffs, NJ.

14. Titze IR (1976). On the mechanics of vocal-fold vibration. Journal of the Acoustical Society of America, 60(6), 1366-80.

15. Stepp CE, Hillman RE, and Heaton JT (2010). The impact of vocal hyperfunction on relative fundamental frequency during voicing offset and onset. J Speech Lang Hear Res, 53(5), 1220-6.

16. Stepp CE, Sawin DE, and Eadie TL (2012). The relationship between perception of vocal effort and relative fundamental frequency during voicing offset and onset. J Speech Lang Hear Res, 55(6), 1887-96.

Một phần của tài liệu HỌC PHẦN VAI TRÒ của TRỊ LIỆU GIỌNG nói TRONG điều TRỊ một số BỆNH lý rối LOẠN GIỌNG (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w