CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phù sa và vi tảo để cải thiện môi trường đất lúa thâm canh vùng đê bao khép kín tỉnh an giang tt (Trang 39)

5.1 Kết luận

Khối lượng phù sa bồi lắng ở ngoài đê khép kín của tỉnh An Giang cao hơn 5 lần so với trong đê. Với lượng phù sa bồi lắng trong đất từ 3 năm trở lên thì dinh dưỡng trong phù sa đã góp phần cải thiện lượng carbon hữu cơ và phosphorus tổng số trong đất tương ứng bằng 1,5 lần và 1,29 lần so với hỗn hợp đất đầu vụ.

Trong ruộng lúa thâm canh có sự hiện diện của 445 loài tảo phù du và tảo đáy thuộc bốn ngành (tảo lục, tảo khuê, tảo mắt và vi khuẩn lam), trong đó ngành tảo lục đa dạng nhất về cấu trúc thành phần loài. Đặc biệt, vi khuẩn lam Anabaenaoscillarioides có dị bào sống phù du xuất hiện với mật độ cao ở đầu giai đoạn đẻ nhánh của vụ Hè Thu, là nguồn bổ sung đạm sinh học cho đất trồng lúa. Hàng năm, tảo cung cấp cho ruộng lúa 1,08 tấn/ha/năm (sinh khối tươi), trong đó hàm lượng phosphorus trong tảo bằng 2,1 lần trong rơm rạ và khi chúng chết đi là nguồn hoàn trả chất dinh dưỡng cho đất.

Tỷ lệ đóng góp dinh dưỡng NPK tổng số từ phù sa nhiều hơn so với tảo và tổng tỷ lệ đóng góp hàng năm của chúng lần lượt là 3,98%; 4,03% và 41,1% tổng lượng phân nguyên chất N, P2O5 và K2O mà nông dân bón cho cây lúa hàng năm. Qua đó cho thấy cả phù sa và vi tảo đều là nguồn bổ sung dưỡng chất thiết thực cho đất nên chúng có khả góp phần cải thiện môi trường đất, chủ yếu về mặt hóa học đất. Vì vậy, phù sa và vi tảo đều có tầm quan trọng đối với quá trình sản xuất lúa ở khu vực lũ của tỉnh An Giang nói riêng và ở ĐBSCL nói chung.

5.2 Đề xuất

Trong vụ Hè Thu, vào thời kỳ cây lúa đẻ nhánh vi khuẩn lam có dị bào xuất hiện với mật độ tương đối cao do vậy cần có các giải pháp thích hợp nhằm phát huy khả năng cố định đạm của chúng vào đất.

Tiếp tục nghiên cứu thành phần loài và mật độ vi tảo đáy trong ruộng lúa vào vụ Thu Đông để bổ sung vào danh lục thành phần loài tảo cho ĐBSCL.

Nghiên cứu tổng tỷ lệ đóng góp dinh dưỡng từ sinh khối và lượng đạm cố định trong môi trường đất của vi tảo và khả năng tích lũy chất hữu cơ, các chất đa lượng trong đất.

Khuyến cáo nên xả lũ ở vụ Thu Đông để đất ở trong đê bao khép kín có thể tiếp nhận phù sa và r a trôi độc chất tồn đọng trong ruộng lúa, đồng thời có thể tận dụng dưỡng chất từ phù sa và vi tảo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phù sa và vi tảo để cải thiện môi trường đất lúa thâm canh vùng đê bao khép kín tỉnh an giang tt (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)