Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phân tích đa dạng sản xuất nông nghiệp đến thu nhập và an toàn lương thực nông hộ vùng đồng bằng sông cửu long tt (Trang 26 - 27)

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng hóa SX, tái cơ cấu NN và PTNT vùng đồng bằng thời gian qua theo chủ trương Chính phủ đã làm thay đổi diện mạo trong NTM. Tuy nhiên, những thay đổi này còn mang tính nhỏ lẻ nên còn hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ KHCN mới vào SX. Các cánh đồng kiểu mẫu, cánh đồng mẫu lớn chưa nhiều và mô hình liên kết theo chuỗi giá trị chưa thật sự bền vững. Trong khi chiều hướng thoái hóa đất đai tại vùng Trung tâm và Ngập lũ cao ngày càng cao là do thâm canh trong SX lúa và sự thay đổi chế độ ngập lũ; và vùng Ven biển thì độ mặn trong nước thay đổi bất thường, cùng với thay đổi thời tiết ngày càng cực đoan đã ảnh hưởng đến hoạt động SXNN tại các vùng nghiên cứu. Do vậy, đa dạng hóa SX cần những chính sách định hướng dài hạn và có dự báo các yếu tố tác động trong phòng ngừa rủi ro SXNN. Đồng thời, đầu tư các hệ thống thủy lợi đáp ứng được đa dạng SXNN và thích ứng với BĐKH. Riêng nông hộ có những thay đổi trong cách tiếp cận các kỹ thuật mới để SX các loại cây trồng và vật nuôi có giá trị KT cao đáp ứng nhu cầu thị trường cần. Việc đảm bảo ATLT không những duy trì diện tích đất canh tác cây lương thực, mà phải nâng cao chất lượng sản phẩm NN để tăng thu nhập và đa dạng nguồn sản phẩm thay thế.

Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận

Tiến trình chuyển dịch nông nghiệp vùng đồng bằng đi lên từ nền nông nghiệp đáp ứng an toàn lương thực, đa dạng hóa sản xuất phục vụ xuất khẩu, thích nghi biến đổi khí hậu theo vùng sinh thái, và tương lai của nền nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Ở từng thời điểm chuyển đổi đã tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và ổn định an sinh xã hội trong vùng. Mặc dù đóng góp ngành nông nghiệp giảm dần theo tiến trình tái cơ cấu kinh tế, nhưng tổng giá trị sản xuất vẫn tăng hàng năm. Trong

24

đó, sản xuất lúa duy trì ổn định (khoảng 4 triệu ha), cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày thay đổi theo từng thời điểm của nhu cầu thị trường. Đặc biệt, diện tích nuôi thủy sản tăng nhanh (gần 800 ngàn ha) trở thành ngành kinh tế quan trọng vùng đồng bằng.

Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập hộ theo vùng và mô hình sản xuất nên cải thiện được các nguồn vốn sinh kế nông hộ. Tổng thu nhập và chỉ số đa dạng nguồn thu nhập hộ (SID) ở vùng nước ngọt cao hơn vùng nhiễm mặn ven biển (từ 123 đến 196 triệu so với 119 triệu đồng/hộ/năm; và chỉ số đa dạng thu nhập hộ từ 0,21 đến 0,28 so với -0,18). Trong mỗi vùng sinh thái, những nông hộ đa dạng mô hình sản xuất đều cho thu nhập cao hơn những nông hộ sản xuất lúa hàng hóa.

Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp cải thiện được các nội dung của an toàn lương thực trong nông hộ. Kết quả đa dạng hóa SX không những làm tăng các nguồn cung lương thực và ứng phó tốt với các tác động của tình trạng thiếu lương thực tạm thời, mà còn tăng khả năng tiếp cận các nguồn lương thực và dinh dưỡng thông qua việc tăng các nguồn thu nhập hộ.

Các giải pháp kỹ thuật và chính sách hỗ trợ phù hợp theo từng vùng sinh thái là cần thiết cho đa dạng hóa sản xuất NN. Điều này giúp nông hộ nâng cao được năng lực để thực hiện có hiệu quả các mô hình sản xuất; Đồng thời, nó cũng mở ra cơ hội cho cung cấp các dịch vụ SX để tăng thêm thu nhập và góp phần đảm bảo an toàn lương thực nông hộ.

4.2 Đề xuất

Cần phải tiếp tục các nghiên cứu đánh giá đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp cho nhiều nhóm đối tượng (bao gồm nhóm dân tộc thiểu số) ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau để có những đánh giá tác động toàn diện hơn cho các vùng miền trên cả nước. Bên cạnh đó, cần xem xét điều chỉnh lại các quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp hơn theo từng vùng; Đồng thời, nâng cấp các hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất nhiều hơn nữa cho những khu vực đã chuyển đổi sản xuất để đáp ứng được xu hướng của nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích đa dạng sản xuất nông nghiệp đến thu nhập và an toàn lương thực nông hộ vùng đồng bằng sông cửu long tt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)