V. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SỰ CỐ ĐỐI VỚI WEBSITE CỦA DOANH NGHIỆP
2. Sao lưu website định kì
Việc lưu giữ các bản ghi của trang web là một cách ngăn ngừa đánh mất toàn bộ dữ liệu khi tin tặc tấn công mà doanh nghiệp không thể nào khôi phục lại các dữ liệu giá trị.
Dữ liệu của doanh nghiệp có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào bởi tin tặc đang ngày càng nâng cao kỹ thuật tấn công mạng. Vì vậy, để tránh mọi rủi ro, doanh nghiệp nên thường xuyên sao lưu dữ liệu, đặc biệt là các dữ liệu quan trọng như: thông tin khách hàng, bí mật kinh doanh hay tài sản trí tuệ. Doanh nghiệp cũng nên sao lưu trên điện toán đám mây thay vì các thiết bị khác để tránh mất khi xảy ra lũ lụt, hỏa hoạn,…
Lý do cần sao lưu dữ liệu:
• Website của doanh nghiệp tài sản quý giá đối với mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Các loại máy chủ là nơi tổng hợp vô số các loại dữ liệu bảo mật cực kỳ quan trọng, chỉ cần một sự cố xảy ra như ổ cứng máy chủ bị hư, sập nguồn có thế gây lỗi mất dữ liệu, virus mã hóa toàn bộ thì dữ liệu của chúng ta có nguy cơ bị mất trắng. Các nguy cơ đánh cắp dữ liệu trên website đến từ virus máy tính malware, sự tấn công bởi sql injection, sự tấn công của ddos gây mất dữ liệu khách hàng, gây ảnh hưởng không chỉ liên quan trực tiếp đến người dùng mà còn cả doanh nghiệp sở hữu các trang web bị tấn công đó nữa.
• Sao lưu dữ liệu tạo ra các bản sao của dữ liệu gốc, cất giữ ở một nơi an toàn để có thể lấy ra sử dụng (restore) khi hệ thống gặp sự cố.
• Sao lưu dữ liệu là cách tốt nhất hiện nay để bảo vệ dữ liệu của hệ thống tránh các sự cố hoặc tránh việc hỏng hóc khi bị tấn công.
Thông thường, khi backup dữ liệu, người ta sẽ sao chép toàn bộ các thông tin, dữ liệu hiện có vào môt nơi khác như ổ cứng, lưu trữ trên Internet,... và thao tác này cần được thực hiện thường xuyên sau một thời gian cập nhật dữ liệu chứ không phải chờ đến khi xảy ra sự cố (server hỏng, máy chủ bị hack, lỗi kĩ thuật,…) thì mới bắt đầu backup cho website vì lúc này data của website nhiều khả năng không còn giữ được nữa. Chính vì vậy mà khi thiết kế website cần đề
cao tầm quan trọng của chức năng Sao chép/ Sao lưu dữ liệu và nhấn mạnh nó như một thông tin cần phải cung cấp cho khách hàng.
Các cách backup dữ liệu website cơ bản: Có khá nhiều phương pháp để chúng ta thực hiện backup dữ liệu website cho các hệ thống lưu trữ. Tuy nhiên, xét về đặc điểm thì hiện nay có hai hình thức lưu trữ chính bao gồm Local Backup (sao lưu cục bộ) và Online Backup (sao lưu trực tuyến).
• Local Backup: Backup dữ liệu thủ công
Cách backup dữ liệu website thủ công tuy có hơi phức tạp nhưng nếu biết cách sử dụng và cẩn thận sẽ tránh được một số lỗi hoặc trở ngại thường gặp nhiều hơn khi sử dụng các công cụ hỗ trợ backup tự động.
Với hình thức này, bạn sẽ trực tiếp backup dữ liệu website của mình từ thiết bị chính sang một thiết bị khác để lưu trữ dựa trên lưu lượng dữ liệu và yêu cầu bảo mật. Các thiết bị bạn có thể dùng để lưu trữ dữ liệu backup có thể là máy chủ, VPS, ổ cứng, USB hay thậm chí là đĩa CD và DVD để lưu trữ,…
Hình thức lưu trữ dạng Local Backup có ưu điểm là chúng ta có thể thực hiện lưu trữ khá nhanh, vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, hình thức lưu trữ này cũng có nhược điểm khá lớn là độ an toàn chưa cao nên không thể sử dụng cho hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp.
• Online Backup: Backup dữ liệu website nhờ vào các công cụ, phần mềm
Hình thức này có thể ví như việc sử dụng các công cụ, tính năng để giúp website backup và sao lưu dữ liệu một cách TỰ ĐỘNG. Ứng dụng Online backup ngày nay được áp dụng rất rộng rãi. Nếu không giỏi về công nghệ người dùng có thể nhờ đến các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp cài đặt và hỗ trợ.
Việc backup dữ liệu theo hình thức này hoàn toàn được thực hiện tự động bằng cách cài đặt trên thiết bị backup và thực hiện các kết nối giữa thiết bị chính và thiết bị backup để việc backup website được tự động thực hiện định kì. Tuy nhiên để thực hiện backup dữ liệu website dạng này, bạn cần có đường truyền cũng như thiết bị lưu trữ dữ liệu có lưu lượng lớn.
Ưu điểm của hình thức Online backup này chính là độ an toàn và tin cậy. Chỉ cần bạn sao lưu toàn bộ các loại dữ liệu của mình đến một nhà cung cấp uy tín như Google Drive, Icloud của Apple,… là bạn có thể truy cập từ bất kỳ nơi đâu, từ bất kỳ chiếc máy tính hay thiết bị di động (tablet, smartphone) nào, miễn là có kết nối internet. Đây là nguyên nhân chính giúp hình thức Online Backup dần dần thay thế local backup truyền thống.
Top các phần mềm backup tốt nhất cho doanh nghiệp 2020:
• UpdraftPlus
Nhắc đến Website backup Plugin chắc chắn không thể bỏ qua cái tên UpdraftPlus. Đây là một Plugin đã có đến hơn 2 triệu Website sử dụng và được xếp hạng 4,9/5. Đặc biệt, Plugin hỗ trợ hai phiên bản miễn phí và trả phí với nhiều tính năng hoàn thiện hơn.
UpdraftPlus giúp tạo một bản backup cho Website Website và có thể lưu trữ trên đám mây hoặc tải về. Chức năng backup tự động theo lịch trình và tùy ý lựa chọn file mà bạn muốn backup. Giúp người dùng chủ động trong mọi tình huống, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả làm việc
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các tài khoản lưu trữ như Dropbox, Google Drive, S3, FTP, SFTP, email,… để bảo vệ các bản backup được an toàn và bảo mật. Khi nâng cấp Plugin lên phiên bản Premium, người dùng sẽ có thêm các tính năng như migrate hoặc clone, database search and replace, multisite,…
• BackupBuddy
BackupBuddy cũng là một cái tên khá quen thuộc với người dùng Website khi tìm đến các Website backup Plugin. Backup tự động theo lịch trình, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng. Hỗ trợ lưu trữ trên các dịch vụ đám mây như Dropbox, Amazon S3, FTP, Rackspace Cloud, Stash (dịch vụ đám mây do BackupBuddy cung
cấp).
Hỗ trợ Backup, Restore, Migration nhanh chóng, dễ dàng.
Trong trường hợp sử dụng Stash, bạn có thể backup theo thời gian thực. Plugin này không yêu cầu đăng ký để sử dụng, tính năng iTheme Sync giúp quản lý cùng lúc 10 Website WordPress. Nó rất phù hợp cho những Webmaster có nhiều trang Web. Ngoài ra còn có:
• Duplicator
• VaultPress (Jetpack Backups)
• BoldGrid Backup
• BlogVault
• BackWPup