nội trú bảo đảm yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng
Quyết định số 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã khẳng định: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [32, tr.1].
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư (khóa IX) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nêu rõ “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2, tr.2].
Thông báo số 242-TB/TW - Kết luận của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó xác định “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [3, tr.3].
Nghị quyết Đại hội XI xác định đổi mới giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, trong đó
“đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [15, tr.4-5].
Do vậy nội dung công tác phát triển đội ngũ CBQL phải đảm bảo đồng thời về quy mô, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ CBQL.
- Phát triển về quy mô: Đó là việc đảm bảo tăng về số lượng, mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL về quy mô là nhằm duy trì số lượng cán bộ quản lý đảm bảo đủ theo quy định.
- Về cơ cấu: Đảm bảo sự cân đối, hợp lý, hài hòa về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, các bộ môn trong chuyên ngành, giáo viên có xuất thân từ các vùng miền,…
- Về chất lượng: Trong từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên chất, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng”.
Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị một con người với tư cách một nhân cách, một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực. Cụ thể hơn, chất lượng từng CBQL thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực và các mối quan hệ xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động quản lý cụ thể.
Công tác phát triển đội ngũ CBQL cần chú trọng đến cơ cấu cân đối trong tập thể cán bộ lãnh đạo quản lý. Chất lượng mỗi cán bộ quản lý thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của họ; đồng thời CBQL thông qua hệ thống quản lý nhà trường có hiệu quả sẽ thể hiện được rõ chất lượng của hệ thống giáo dục.
Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL là nâng cao chất lượng từng cá nhân người CBQL, song song với đó là sự phát triển về chất lượng, số lượng và cơ cấu đối với đội ngũ CBQL; quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ là các vấn đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bảo đảm cho phát triển đội ngũ CBQL vững mạnh và toàn diện.
1.4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú phù hợp với tính dân tộc địa phương
Tuyên Quang là tỉnh có 22 dân tộc cùng sinh sống, đời sống văn hóa xã hội giao lưu, đa dạng, phong phú, nhiều giá trị văn hóa đang được bảo tồn và phát huy như văn hóa cồng chiêng, sử thi, dân ca, dân vũ,… Không chỉ có nền văn hóa lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa mà còn có sự du nhập nền văn hóa lễ hội của các dân tộc thiểu số phía các tỉnh miền núi phía bắc và nền văn hóa của người dân tộc Kinh với đủ sắc thái ba miền Bắc – Trung - Nam. Tất cả đều được giữ gìn và phát triển, hòa quyện trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ hội cúng đầu mùa, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa chín, lễ cơm mới lễ về nhà mới, lễ cưới của đồng bào dân tộc dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông...
Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân cư - dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng môi trường văn hóa cộng đồng
ở cơ sở. Tình trạng phân bố dân cư xen kẽ mang tính tự phát làm cho đời sống văn hóa đa dạng và phức tạp. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc và sự đa dạng về tín ngưỡng, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tạo nên những chênh lệch về văn hóa, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Vì vậy, mỗi CBQL trường PTDTNT cần phải hiểu rõ các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, từ đó có ý thức bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc cũng đã nhấn mạnh: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”. “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường PTDTNT, PTDTBT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng,...phù hợp với địa bàn vùng dân tộc” [13, tr.5]
1.4.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộcnội trú đảm bảo gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội nội trú đảm bảo gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội
Tỉnh Tuyên Quang là một trong những tỉnh kinh tế còn chậm phát triển so với cả nước (tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 vẫn còn chiếm 9,3%). Tình hình phát triển kinh tế - xã hội đang gặp nhiều khó khăn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá mấy năm gần đây đã có sự chuyển biến, tuy nhiên tốc độ so với cả nước vẫn chậm, kết cấu hạ tầng đang từng bước được xây dựng nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển so với yêu cầu của tỉnh. Về hệ thống giáo dục trong thời gian qua đã có những bước phát triển mới; cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy bước đầu được đầu tư, tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ và thiếu tính bền vững; đội ngũ CBQL giữa người Kinh và số cán bộ quản lý là người DTTS vẫn còn sự chênh lệch về trình độ, sự chênh lệch giữa huyện vùng sâu, vùng xa với các huyện liền kề với thành phố… đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức rất lớn đối với công tác quản lý giáo dục của tỉnh.
Do vậy để phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT phải cụ thể hóa theo các đối tượng, gắn mục tiêu giáo dục với hoạt động thực tiễn địa phương, phân định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người Hiệu trưởng; có chính sách thu hút những người được đào tạo chuyên môn và năng lực quản lý giỏi về công tác; làm tốt công tác luân chuyển, điều động, biệt phái CBQL bảo đảm hợp lý, cân đối giữa các trường trong tỉnh. Từng bước phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBQL tại chỗ, kết hợp với việc phát huy vai trò tích cực của các già làng, người có uy tín cao trong cộng đồng. CBQL là người địa phương, họ là những người am hiểu rõ phong tục tập quán, tâm lý, tín ngưỡng, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, gắn bó với họ hàng, bà con quê hương, họ là những người có ưu thế lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục, vận động và tổ chức đồng bào trong công tác huy động học sinh dân tộc đến lớp, đóng góp tích cực cho việc phát triển giáo dục vùng dân tộc hiệu quả và bền vững.
1.4.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộcnội trú theo hướng đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông nội trú theo hướng đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông
người học giữ vai trò trung tâm trong hoạt động giáo dục của nhà trường; đồng thời đề cao trong mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cộng đồng, xã hội. Từ đó xác định rõ nội dung giáo dục cần phải sáng tạo, đảm bảo theo nhu cầu người học. Phương pháp giáo dục là sự tương tác, hợp tác giữa người dạy và người học.
Hình thức tổ chức trong giáo dục phải đảm bao tính đa dạng, linh hoạt phù hợp xu thế hiện đại của nền kinh tế tri thức nhằm tạo ra được hình thức cho người học tự lựa chọn cách học đảm bảo khoa học, hiệu quả nhất. Phải đổi mới trong phương pháp đánh giá kết quả học tập trong nhà trường để thật sự có những kết quả chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học.
Thực hiện có hiệu quả triết lý “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và học suốt đời”
Như vậy, thông qua các hoạt động đổi mới từ khâu dạy và học, đổi mới hình thức dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đanh giá người học, nếu thực hiện tốt được các khâu trên, việc phát triển đổi ngũ CBQL ngành giáo dục nói chung và các trường PTDTNT nói riêng không chỉ đảm bảo theo yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông hiện đại mà còn là xu thế tất yếu giáo dục hiện đại trên thế giới.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú
Giáo dục PTDTNT là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân nên trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thực tế, không thể tính toán hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng mà chỉ xem xét, tính toán một số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của giáo dục đào tạo nói chung, đến việc phát triển đội ngũ quản lý giáo dục nói riêng, trong đó có đội ngũ CBQL các trường PTDTNT. Mặt khác mỗi địa phương, vùng miền lại có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tạo ra những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau tác động, ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL. Có thể có các yếu tố sau:
1.5.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội
tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cư, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị.
Dân số tăng hay giảm đều có ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục, dân số tăng, số học sinh của các cấp, bậc học sẽ tăng và yêu cầu về trường lớp… đều tăng. Cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, trình độ dân trí đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giao dục đào tạo.
Thu nhập bình quân GDP trên đầu người cao sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư trong giáo dục. Nền chính trị ổn định, tiến bộ, quan điểm của những nhà lãnh đạo về giáo dục đào tạo đúng đắn, chính sách đầu tư cho giáo dục đào tạo thoả đáng,… sẽ tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.
1.5.2. Các yếu tố về văn hoá, khoa học - công nghệ thông tin
Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Giáo dục sẽ không thể phát triển nếu thiếu nền tảng của nền văn hoá. Văn hoá Việt Nam trải qua hơn 4000 lịch sử dựng nước và giữ nước đã trở thành động lực cho sự phát triển của giáo dục. Truyền thống, phong tục, tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến phát triển giáo dục. Khi bổ nhiệm CBQL các trường PTDTNT cũng phải tính toán đến yếu tố am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, của đồng bào dân tộc thiểu số nơi trường đóng trên địa bàn, làm được như vậy mới có thể làm tốt công tác giáo dục.
Hiện nay, muốn phát triển giáo dục phải gắn với sự phát triển khoa học công nghệ thông tin. Vận dụng khoa học CNTT vào hỗ trợ công tác quản lý sẽ là cơ sở để đạt được các mục tiêu trong công tác quản lý đã đề ra. CNTT đã tạo ra những thay đổi lớn trong việc quản lý hệ thống giáo dục đào tạo, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy và học. Công cụ hỗ trợ đắc lực nhất, hữu hiệu nhất trong công tác quản lý, do vậy trình độ khoa học CNTT cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ CBQL.
1.5.3. Các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục đào tạo
lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, quản lý giáo dục…hệ thống mạng lưới trường lớp của cấp học; các loại hình đào tạo chính quy tập trung, vừa học vừa làm; các loại hình trường công lập, dân lập, tư thục; sự phân cấp quản lý Nhà nước về công tác giáo dục; nội dung, chương trình, đổi mới sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, thời gian đào tạo,... đều tác động đến sự phát triển giáo dục.
Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhất là đội ngũ CBQL trong trường học thiếu hoặc có trình độ đào tạo chưa đồng bộ... đều ảnh hưởng nhất định đến công tác phát triển đội ngũ CBQL.
1.5.4. Sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và việc tham mưu của cơquan QLGD các cấp ở địa phương quan QLGD các cấp ở địa phương
Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ. Công tác cán bộ trong đó có công tác tổ chức, xây dựng củng cố, kiện toàn và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của địa phương có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức năng lực lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, biệt phái CBQL giáo dục, việc làm này có tính chất thường xuyên, liên tục. Thực hiện tốt việc lãnh, chỉ đạo của chính quyền các cấp nhất là bộ phận tham mưu của các cơ quan QLGD ở địa phương làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo bền vững, hiệu quả và toàn diện.
Như vậy, người CBQL nhà trường luôn đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì vậy đổi mới, phát triển đội ngũ CBQL trong trường học là một đòi hỏi cấp thiết của xã hội hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập khu vực và thế giới.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của một tỉnh miền