Ngôn ngữ học

Một phần của tài liệu Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ học: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 36 - 38)

2.1. Ngôn ngữ học là gì?

Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về các ngôn ngữ tự nhiên đã và đang tồn tại.Nó ra đời và phát triển để đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn đặt ra.

2.2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học

Muốn hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ cần phải khảo sát, phân tích, miêu tả từ nhiều gốc độ nhiều mặt khác nhau. Ăng ghen đã viết: "Nhưng người ta chỉ có thể hiểu được" tài liệu và hình thức của tiếng mẹ đẻ” là khi nào người ta theo dõi sự

37

phát minh và phát triển tuần tự của tài liệu và hình thức của tiếng mẹ đẻ". Nhiệm vụ của ngôn ngữ học vừa bao gồm cả việc nghiên cứu cái hiện tại (đồng đại) cả việc nghiên cứu cái quá khứ ( lịch đại) của ngôn ngữ; vừa bao gồm việc nghiên cứu nội bộ bên trong của một ngôn ngữ cả việc nghiên cứu sự tiếp xúc, so sánh, đối chiếu giữa các ngôn ngữ.

Có thể nêu ra một số nhiệmvụ cụ thể của ngôn ngữ học như sau:

- Miêu tả, tái lập và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ, liên quan đến việc xác định nguồn gốc, họ hàng của các ngôn ngữ.

- Khai thác và vạch ra những qui luật nội tại đang tác động thường xuyên và phổ biến trong nội bộ một ngôn ngữ và giữa các ngôn ngữ. Rút ra những qui luật phổ quát có khả năng giải thích cả những hiện tượng cá biệt.

- Nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội, những ứng dụng của ngôn ngữ đối với các lĩnh vực hoạt động xã hội…

2.3. Các bộ môn của ngôn ngữ học

- Ngữ âm học - Từ vựng học - Ngữ pháp - Từ pháp học - Cú pháp học - Phong cách học - Ngôn ngữ học văn bản

Mỗi một bộ môn ngôn ngữ học có thể nghiên cứu từ hai hướng.

- Hướng chung lí thuyết

- Hướng cụ thể thực hành

Tập hợp các hướng nghiên cứu của lí thuyết ngôn ngữ được phân chia thành hai mức độ : mức độ thấp, cơ sở được gọi là ngôn ngữ học dẫn luận và mức độ cao, chuyên sâu được gọi là ngôn ngữ học đại cương.

38

Một phần của tài liệu Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ học: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng (Trang 36 - 38)