Khái niệm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tử đà, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ qua nghiên cứu bài học (Trang 27 - 33)

Là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: học sinh học như thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?

khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập, giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình.

1.2.7.1. Mục đích sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học ở trường THPT

Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh có khó khăn về học tập.

Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật sư phạm và khả năng sáng tạo trong dạy học.

Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giữa học sinh và học sinh.

Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. Dưới đây là một số các quan điểm được coi như là triết lý của sinh hoạt chuyên môn:

- Đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh.

Học sinh được coi là trung tâm của việc dạy và học bởi vì bản thân giáo dục là dành cho học sinh. Thuật ngữ "học sinh" ở đây hàm ý là những ai? Có phải nó đề cập đến một nhóm học sinh có thể nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của giáo viên? Thế còn những em có vẻ chậm hiểu và chậm đáp ứng yêu cầu của giáo viên thì sao? Trên thực tế, nhiều học sinh bị bỏ rơi và bị giáo viên đánh giá thấp. Tình trạng này dẫn đến sự phân chia lớn trong lớp học giữa nhóm "các em học tốt" và "những em còn lại". Trên thực tế thì mỗi em học sinh đều phải là một nhân vật chính trong trường học cho dù trình độ nhận thức, hoàn cảnh gia đình của em đó là thế nào. Giáo viên phải biết chấp nhận mọi em học sinh. Điều này nghe thì có vẻ dễ dàng và hiển nhiên nhưng lại rất khó thực hiện. Không có học sinh tốt hay xấu, mọi em học sinh đều rất đáng quý. Tương tự như vậy, không có nhận xét nào từ phía học sinh là tốt hay xấu, đúng hay sai, mọi nhận xét của các em đều đáng quý.

- Đảm bảo các cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên.

được điều lý tưởng đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh là việc cực kỳ khó khăn. Vì vậy, hàng ngày giáo viên cần phải liên tục trau dồi chuyên môn. Không có khả năng chuyên môn, giáo viên sẽ dễ dàng từ bỏ việc nhận biết cảm nhận và suy nghĩ của học sinh cùng với việc tạo cơ hội cho các em được học tập có chất lượng. Cụ thể hơn, giáo viên cần phải có các khả năng sau: (1) hiểu những điều học sinh suy nghĩ và cảm nhận, (2) có kiến thức đầy đủ về các môn học để dạy và (3) quyết định các chiến lược và sắp xếp việc dạy phù hợp nhất. Giáo viên cần phải có đầy đủ cơ hội để học tập cùng với đồng nghiệp trong trường của họ để trở thành người có đủ năng lực trong các lĩnh vực nói trên.

- Đảm bảo cơ hội cho càng nhiều phụ huynh học sinh tham gia vào quá trình học tập càng tốt.

Ai là người nuôi dưỡng và phát triển học sinh? Trách nhiệm đó thuộc về ai? Đó là trách nhiệm không chỉ của riêng giáo viên mà còn là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Do vậy, mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường phải là mối quan hệ hợp tác. Phụ huynh có thể đóng góp hỗ trợ cho việc học của con em mình theo nhiều cách khác nhau. Phụ huynh có thể cung cấp thông tin hay tài liệu, đồ dùng. Phụ huynh có thể tham gia vào việc học của học sinh trên lớp. Họ có thể đóng vai trò là người học cùng học sinh trong bài học trên lớp. Họ cũng có thể hỗ trợ giáo viên khi giáo viên cần trợ giúp đặc biệt cho việc học của học sinh. Họ còn có thể tham gia đóng góp ý kiến cho hội đồng nhà trường hay ban đại diện phụ huynh học sinh để tư vấn các chính sách và việc quản lý nhà trường.

Như đã đề cập ở trên, nhằm đạt được mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, điều quan trọng đối với tất cả các bên liên quan như học sinh, giáo viên và phụ huynh là phải coi chính bản thân họ là những nhân vật chính ở trường học. Cung cấp cơ hội học tập cho tất cả các bên liên quan nói trên là cách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nói trên. Đây chính là nguyên lý nền tảng của sinh hoạt chuyên môn và đổi mới nhà trường dựa trên sinh hoạt chuyên môn và xây dựng cộng đồng học tập.

1.2.7.2. Quy trình tiến hành hoạt động nghiên cứu bài học trong sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THPT

a. Qui trình nghiên cứu bài học

Qui trình nghiên cứu bài học gồm 4 bước:

Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

nghiên cứu. Mục tiêu bài học được nghiên cứu, được đề xuất bởi một thành viên trong tổ CM, sau đó được góp ý, hoàn thiện qua SHCM.

Các GV sẽ có một cuộc thảo luận chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứu như: Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? Cách giới thiệu bài học như thế nào? Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao? Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào? Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng? Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?

Sau khi kết thúc cuộc họp này, một GV trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ phát triển đề cương đầu tiên của giáo án bài học nghiên cứu.

Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ.

Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một GV sẽ dạy minh hoạ bài học nghiên cứu ở một lớp cụ thể.

Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:

Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.

Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.

Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.

GV cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm, những sai lầm học sinh mắc phải. Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một HS nào.

Từ bỏ thói quen đánh giá giờ dạy của GV, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.

Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu

Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả GV tham gia vào SHCM.

Người dự tập trung quan sát việc học của HS, đưa ra bằng chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.

Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.

Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong SHCM. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung của mọi người khi tham gia SHCM.

Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày

Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện nghiên cứu bài học này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn.

Cuối cùng các GV viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được học liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.

b. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tiến hành theo các bước như sau (7 bước):

Bước 1: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học Lập kế hoạch dạy học và triển khai kế hoạch.

Phân công giáo viên (hoặc GV tự nguyện) lựa chọn, nghiên cứu bài dạy.

Bước 2: Các cá nhân nghiên cứu bài dạy và soạn bài theo nhiệm vụ phân công.

Bước 3: Tổ chuyên môn thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy - Mục tiêu bài dạy.

- Nội dung trọng tâm bài dạy.

- Phương pháp đổi mới áp dụng cho từng nội dung, từng bài. - Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá.

- Phân công dạy minh hoạ.

Bước 4: Cá nhân tự soạn - Sáng tạo cá nhân.

Bài học minh hoạ cần phải thể hiện tính sáng tạo, áp dụng các PPDH và KTĐG mới để cùng nghiên cứu thông qua dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ. Nên tôn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạo của giáo viên khi soạn bài với ý tưởng mới. Giáo viên dạy minh hoạ cần tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, thiết bị dạy học, kết cấu và tiến trình bài học.

Một bài học minh hoạ tốt là một bài học có sự sáng tạo, thể hiện một hay các khía cạnh sau:

- Bài học đặt ra các mục tiêu mới có ý nghĩa hơn đối với học sinh, có thể khác với các sách hướng dẫn, sách giáo viên hiện nay.

- Bài học có điều chỉnh nội dung dạy trong sách giáo khoa cho phù hợp và có ý nghĩa đối với học sinh.

- Có ý định sáng tạo về hình thức và kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập để nâng cao chất lượng bài học.

Bước 5: Tổ chuyên môn dự giờ tiết dạy minh hoạ

Người dạy minh hoạ

- Người dạy minh hoạ có thể là một giáo viên tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn.

- Người dạy minh hoạ thay mặt cho nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đó thiết kế trong bài học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy minh hoạ nếu có tình huống mới xảy ra không đúng với dự kiến đã thiết kế thì người dạy minh hoạ vẫn có thể linh hoạt thay đổi ngữ liệu, phương pháp cho phù hợp với tình huống xảy ra nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu và kiến thức của bài học.

- Quan tâm đến những khó khăn của học sinh, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

- Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm thiết kế.

- Giáo viên dạy minh hoạ nhằm kiểm định những giả thiết về nội dung, phương pháp dạy học của nhóm thiết kế có phù hợp với học sinh không, do đó họ không cần dạy trước, luyện tập trước cho học sinh.

Người dự giờ

- Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lợi để có thể quan sát, ghi chép, quay phim, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dàng nhất (có thể đứng hai bên, phía trước, phía sau lớp học).

- Đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi trong các tình huống, hoạt động học tập cụ thể của học sinh.

- Kết hợp sử dụng các kỹ thuật: nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh để có dữ liệu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: Học sinh học như thế nào? Học sinh gặp khó khăn gì? Vì sao? Cần thay đổi như thế nào để kết quả học tập của học sinh tốt hơn?

Bước 6: Tổ chuyên môn thảo luận về giờ dạy minh hoạ

Giáo viên dạy minh hoạ chia sẻ về mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những thay đổi, điều chỉnh về nội dung, phương pháp dạy học, những cảm nhận của mình qua giờ học, những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy minh hoạ.

Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng. Các ý kiến thảo luận, góp ý tập trung vào

phân tích các hoạt động học của học sinh: học sinh học như thế nào (mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của từng em). Cùng suy nghĩ tìm ra nguyên nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học, học chưa đạt kết quả... và đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu của bài học, tạo cơ hội học tập cho mọi học sinh, không có học sinh bị “bỏ quên” trong quá trình học tập.

Nếu giờ học chưa đạt được kết quả như mong muốn (dự kiến của nhóm thiết kế) thì cũng không đánh giá cá nhân người dạy mà coi đó là bài học để mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm.

Người chủ trì dẫn dắt buổi thảo luận tập trung vào nội dung trọng tâm, tạo không khí thân thiện, cởi mở và linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận. Tôn trọng và lắng nghe tất cả các ý kiến của giáo viên, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người.

Cuối buổi thảo luận, người chủ trì tóm tắt lại vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ việc học tập của học sinh. Những người tham dự tự suy nghĩ rút kinh nghiệm và lựa chọn các biện pháp áp dụng cho các giờ dạy của mình. Không đánh giá xếp loại giờ học. Không chỉ quan tâm đánh giá giáo viên.

Bước 7: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày

Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày là khâu cuối cùng trong nghiên cứu bài học, vì sau khi tổ chuyên môn đã triển khai đầy đủ 6 bước trên, giáo viên sẽ nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những gì đã học tự đúc rút thêm những vấn đề thắc mắc, băn khoăn. Trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu bài học (giáo viên có thể dạy lại bài học đó, chuẩn bị bài minh hoạ tiếp theo) hoặc áp dụng các giờ dạy hàng ngày của mình. Việc làm này giúp cho giáo viên trở thành những “Nhà nghiên cứu thực hành”. Việc nghiên cứu bài học, suy cho cùng là để giáo viên có năng lực mới, vận dụng trong công việc hàng ngày. Ý nghĩa đích thực của nghiên cứu bài học là giúp giáo viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng từng bài học của học sinh và tiến dần đến mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông tử đà, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ qua nghiên cứu bài học (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w