Trong dài hạn, vốn của doanh nghiệp không cố định. Doanh nghiệp có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô nhà xưởng và thiết bị. Vì vậy trong dài hạn, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách quyết định cả số lao động thuê lẫn số nhà xưởng và thiết bị cần đầu tư
a) Trường hợp chi phí SX không thay đổi
- Doanh nghiệp SX q0 là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. - Chi phí ứng với mức sản xuất q0 là C0
- Mức lương ban đầu w0 - Giá vốn r
- Độ dốc đường đẳng phí w0 / r - Tiền lương giảm từ w0 xuống w1
- 27 -
Hình 3.8 Sự tác động của việc giảm tiền lƣơng, giữ chi phí không đổi tại C0
Bây giờ chúng ta sử dụng đường đồng lượng và đường đồng phí để mô tả sự phản ứng lại của doanh nghiệp. Giá trị tuyệt đối độ dốc đường đồng phí bằng tỷ lệ mức giá đầu ra, vì vậy đường đồng phí sẽ thẳng ra bởi sự cắt giảm lương. Như trong hình, dịch chuyển đường đồng phí bằng việc xoay nó quanh điểm chắn gốc (C0), khi đó doanh nghiệp sẽ di chuyển từ điểm P đến R. Việc giảm tiền lương gia tăng mức thuê mướn lao động của doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng đầu ra từ q0 đến q* đơn vị.
Khi tiền lương giảm từ w0 xuống w1
Chi phí biên để SX 1 đơn vị sản phẩm sẽ giảm, do vậy sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất (Từ 100 lên 200 SP). Vì vậy, doanh nghiệp sẽ nhảy lên đường đồng lượng cao, như hình, khi đó tổng chi phí sản xuất 200 SP khác so với chi phí sản xuất 100SP. Cụ thể, trên đường đồng phí mới có điểm gốc khác với đường cũ. Vì thế, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất 200SP hiệu quả hơn và mức sản lượng này sẽ được sản xuất bằng cách sử dụng kết hợp tối thiểu chi phí lao động và tư bản. Sự kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào được xác định bởi điểm trên đường đồng lượng cao, ở đóđường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí mới tại điểm tối đa hóa lợi nhuận R.
- 28 - (a) (a)
(b)
Hình 3.9 Sự tác động của cắt giảm tiền lƣơng lên sản lƣợng và lƣợng thuê mƣớn lao động của doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận