TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ ĐÌNH CÔNG
5.1.4. Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có hội đồng hòa giải
- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh:
- Tòa án nhân dân: Tòa lao động là tòa chuyên trách nằm trong hệ thống tòa án nhân dân. Hệ thống tòa lao động gồm: Tòa lao động thuộc TAND tối cao; tòa lao động thuộc TAND cấp tỉnh; các thẩm phán chuyên trách của TAND cấp huyện.
* Thẩm quyền của tòa án theo vụ việc
- Tòa án nhân dân có quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân mà hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đã hòa giải nhƣng không thành, hoặc hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc trƣờng hợp bị đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; + Tranh chấp giữa ngƣời giúp việc gia đình với ngƣời sử dụng lao động;
+Tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa ngƣời lao động đã nghỉ việc với ngƣời sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm và giữa ngƣời sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm;
+Tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại giữa ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
- Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể đã đƣợc hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài.
*Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân trừ những vụ việc pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bài giảng Luật Lao động
28
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nƣớc ngoài, các tranh chấp lao động tập thể và một số tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện nhƣng xét thấy cần thiết lấy lên để giải quyết.
- Tòa án nhân dân tối cao có quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định lao động theo quy định của pháp luật.
*Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi làm việc hoặc cƣ trú của bị đơn. Nếu bị đơn là pháp nhân thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi pháp nhân có trụ sở chính. Các đƣơng sự có quyền thỏa thuận việc yêu cầu tòa án nơi làm việc hoặc nơi cƣ trú của nguyên đơn giải quyết.
*Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án để yêu cầu giải quyết vụ án lao động trong các trƣờng hợp sau đây:
- Trƣờng hợp không biết rõ trụ sở hoặc nới cƣ trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có tài sản hoặc nơi có trụ sở hoặc nơi cƣ trú cuối cùng của bị đơn giải quyết;
- Vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh doanh nghiệp giải quyết;
- Vụ án phát sinh từ hoạt động của ngƣời sử dụng lao động là ngƣời cai thầu hoặc ngƣời có vai trò trung gian thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi ngƣời sử dụng lao động là chủ chính có trụ sở hoặc cƣ trú hoặc nơi ngƣời cai thầu, ngƣời có vai trò trung gian cƣ trú giải quyết;
- Vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng lao, tranh chấp lao động tập thể, hợp đồng học nghề thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi thực hiện hợp đồng lao động, tranh chấp lao động tập thể hoặc hợp đồng học nghề giải quyết;
- Vụ án về đòi bồi thƣờng thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, chi phí y tế do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc đòi trả tiền lƣơng, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp
Bài giảng Luật Lao động
29
thôi việc và khoản tiền trả cho ngƣời lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi ngƣời lao động không thuộc loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi cƣ trú của mình hoặc nơi bị đơn có trụ sở hoặc cƣ trú giải quyết;
- Vụ án về đòi ngƣời lao động bồi thƣờng thiệt hại tài sản, phí dạy nghề thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi ngƣời đó làm việc hoặc cƣ trú giải quyết. trong trƣờng hợp có nhiều bị đơn có nơi làm việc hoặc cƣ trú khác nhau thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn làm việc hoặc cƣ trú giải quyết;
- Nếu trong hợp đồng lao động, thỏa ƣớc lao động tập thể các bên đã thỏa thuận trƣớc về tòa án giải quyết việc tranh chấp thì nguyên đơn chỉ có quyền khởi kiện tại tòa án đó.
* Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp
Đối với tranh chấp lao động cá nhân: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:
- Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. - Tòa án nhân dân.
Trình tự giải quyết:
- Hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên tổ chức hòa giải trong thời hạn không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu với sự có mặt của 2 bên tranh chấp. Trong phiên họp hòa giải, Hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên lao động đƣa ra phƣơng án hòa giải.
- Nếu các bên chấp nhận phƣơng án hòa giải thì Hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành, các bên chấp hành. Nếu một trong các bên không chấp nhận phƣơng án hòa giải, hoặc một bên đã đƣợc triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
- Trƣờng hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không tổ chức hòa giải thì các bên có quyền yêu
Bài giảng Luật Lao động
30
cầu Tòa án nhân dân giải quyết (trừ các trƣờng hợp đƣợc quyền đƣa thẳng ra Tòa án không cần qua Hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên lao động giải quyết).
Các bên tranh chấp cần chú ý đến thời hiệu giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể mà thời hiệu có thể là 6 tháng, 1 năm, 3 năm...kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này bao gồm:
- Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tòa án nhân dân.
Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này bao gồm:
- Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. - Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể:
- Trình tự hòa giải tại Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đƣợc tiến hành thực hiện nhƣ đối với tranh chấp lao động cá nhân.
- Trƣờng hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà Hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không tổ chức hòa giải thì các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền; hoặc yêu cầu Hội đồng Trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức cuộc họp giải quyết vụ tranh chấp về quyền trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu. Cuộc họp giải quyết tranh chấp phải có mặt đại diện có thẩm quyền của 2 bên tranh chấp. Sau khi chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết mà 2 bên không đồng ý, vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn quy định mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên có
Bài giảng Luật Lao động
31
quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình công.
- Hội đồng trọng tài lao động tiến hành giải quyết vụ tranh chấp về lợi ích trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu. Cuộc họp giải quyết tranh chấp phải có mặt đại diện có thẩm quyền của 2 bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài đƣa ra phƣơng án hòa giải để 2 bên xem xét.
Nếu các bên chấp nhận phƣơng án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành, các bên chấp hành. Nếu một trong các bên không chấp nhận phƣơng án hòa giải, hoặc 1 bên đã đƣợc triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải không thành.
Trƣờng hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà Hội đồng trọng tài không tổ chức giải quyết thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục đình công.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
Trong khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động thì không bên nào đƣợc hành động đơn phƣơng chống lại bên kia.
5.2. ĐÌNH CÔNG
5.2.1. Khái niệm
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.