học quốc gia Nhật Bản: cần thay đổi
Yukiko Ishikura và Tatsuo Kawashima
Yukiko Ishikura là giảng viên và Tatsuo Kawashima là giáo sư và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học và Tuyển sinh Toàn cầu (CHEGA), Đại học Osaka, Nhật Bản. E-mail: ishikura @ chega.osaka-u.ac.jp và tatsuo314@chega.osaka-u.ac.jp.
Tuyển sinh đại học vào các trường đại học quốc gia Nhật Bản theo truyền thống là một quá trình lựa chọn được phân quyền. Mỗi khoa trong trường đều tự đưa ra các chính sách và tiêu chí tuyển sinh của mình, và quyết định điểm chuẩn. Các trường đều có phòng tuyển sinh, nhưng trách nhiệm của phòng tuyển sinh chủ yếu liên quan đến hành chính và quản lý. Cho đến thời điểm này, thi viết vẫn là cách tuyển sinh được ưa thích nhất tại các trường đại học quốc gia. Phần lớn các thí sinh nộp đơn vào các trường đại học quốc gia phải trải qua hai kỳ thi viết: một kỳ thi trắc nghiệm quốc gia được gọi là "Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung tâm quốc gia" (sau đây gọi là Kỳ thi Tuyển sinh Quốc gia), được tổ chức mỗi năm một lần vào đầu tháng Giêng và kỳ thi thứ hai do các trường đại học tổ chức sau Kỳ thi Tuyển sinh Quốc gia. Kỳ thi thứ hai chú trọng hơn đến kỹ năng tư duy và kỹ năng viết. Hai kỳ thi chủ yếu đánh giá khả năng học tập (tiếng Nhật là Gakuryoku) mà thí sinh đạt được ở trường trung học.
Ý tưởng theo định hướng Gakuryoku này bắt nguồn từ niềm tin rằng điểm Gakuryoku xuất sắc
biệt để đảm bảo quá trình tuyển sinh được công bằng và minh bạch.
Tính chuyên nghiệp như vậy cho đến nay vẫn chưa bắt rễ vào hoạt động tuyển sinh đại học. Thành viên các khoa vẫn là nhân tố chính để hình thành chính sách và thực hiện tuyển sinh toàn diện. Hiện nay, tuyển sinh toàn diện vẫn rất hạn chế. Thành viên các khoa vẫn tham gia vào toàn bộ quá trình tuyển chọn. Điều này đặt ra câu hỏi liệu họ có đủ khả năng duy trì sự tham gia vào tuyển sinh khi tỷ lệ tuyển sinh toàn diện tăng lên 30% như khuyến cáo của Hiệp hội các trường Đại học Quốc gia Nhật Bản.
Việc áp dụng tuyển sinh toàn diện sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong các trường đại học: đánh giá thực trạng khi áp dụng phương pháp tuyển sinh toàn diện, xem xét lại các quan niệm về Gakuryoku và công bằng, chuyên nghiệp hóa việc tuyển sinh đại học, thay đổi cấu trúc tổ chức và xem xét lại toàn bộ hệ thống tuyển sinh. Tuy nhiên, những thách thức này có thể trở thành những cơ hội tuyệt vời. Các trường trung học và đại học đang chuyển từ phương pháp giảng dạy lấy giảng viên làm trung tâm sang phương pháp tập trung vào người học để chuẩn bị cho học sinh trung học làm quen với phương pháp tuyển sinh toàn diện và để tiếp nhận đối tượng sinh viên đa dạng hơn. Điều này sẽ có tác động tích cực không chỉ đối với tuyển sinh đại học mà còn với giáo dục ở các trường trung học và đại học nói chung.