Mã truyền (Transmission Code)

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền số liệu: Phần 1 - CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng (Trang 34)

Trong hệ thống thông tin số liệu, muốn truyền dòng các văn bản, các giá trị số, hình ảnh, âm thanh,..v.v. từ nơi này đến nơi khác nhưng các thông tin thì có nhiều dạng, tuy nhiên máy tính hay các thiết bị đầu cuối chỉ nhận biết các bit 1 hay 0. Do đó cần phải chuyển các thông tin về dạng nhị phân, đồng thời cũng phải có dấu hiệu nào đó để con người hiểu được tức là chuyển về dạng thông tin hiểu được khi nhận thông tin nhị phân. Nhu cầu này là lý do cho ra đời các bộ mã. Các bộ mã là tập hợp một số giới hạn các tổ hợp bit nhị phân, mỗi tổ hợp bit nhị phân mang ý nghĩa của một ký tự nào đó theo quy định của từng bộ mã. Số lượng bit nhị phân trong một tổ hợp bit nói lên quy mô của một bộ mã hay số ký tự chứa trong bộ mã đó. Nếu gọi n là số bit trong một tổ hợp bit thì số ký tự có thể mã hoá là 2n.Có một số bộ mã thông dụng như: ASCII, BCD,… Mặc dù các mã này được dùng để xuất nhập, nhưng khi dữ liệu được nhập vào trong máy tính nó được chuyển đổi và được lưu giữ dưới dạng số nhị phân tương ứng có số bit cố định, thông thường là 8, 16, hay 32 bit. Chúng ta gọi mẫu nhị phân 8 bit là một byte và mẫu dài hơn là một từ. Vì một dãy bit được dùng để biểu diễn cho mỗi từ, nên thường dùng nhiều phần tử 8 bit khi truyền dữ liệu giữa hai DTE. Do đó trong vài trường hợp 8 bit được đi qua một liên kết số liệu có thể đại diện cho một ký tự có thể in ra được được mã hoá nhị phân (7 bit cộng với một bit kiểm tra ) trong khi ở trường hợp khác nó có thể đại diện cho thành phần 8 bit của một giá trị lớn hơn.Trong trường hợp sau chúng ta sẽ xem xét phần tử như là byte cho các mục đích truyền tin

Một phần của tài liệu Giáo trình Truyền số liệu: Phần 1 - CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)