Tổ chức hoạt động dạy học 3.1 Khởi động (10 phút)

Một phần của tài liệu SKKN: Xây dựng chuyên đề dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ theo các phương pháp dạy học tích cực (Trang 26 - 30)

3.1. Khởi động (10 phút)

Mục đích + Giới thiệu thuyết cấu tạo hóa học, từ đó hình thành khái niệm ban đầu liên quan đến cấu tạo hóa học của HCHC.

Nội dung và kĩ thuật tổ chức

+ GV cho HS 5 phút đọc qua về thuyết cấu tạo hóa học trong sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm.

+ GV yêu cầu HS gập sách giáo khoa và tài liệu.

đại diện của các nhóm đứng thành hàng ngang.

+ GV cho HS lần lượt bốc thăm thẻ học tập (ghi các cụm từ liên quan đến thuyết cấu tạo hóa học). HS bốc được cụm từ nào thì trình bày kiến thức liên quan đến cụm từ đó trong thuyết cấu tạo hóa học.

+ Các HS khác lắng nghe, hỗ trợ, nhận xét và bổ sung. Dự kiến sản phẩm của HS + Phần trả lời của HS. .3.2. Hình thành kiến thức (50 phút) Mục đích + GV giúp HS hình thành và ghi nhớ các khái niệm về đồng đẳng và đồng phân.

+ Tái hiện lại các loại liên kết trong phân tử HCHC.

+ GV hỗ trợ HS phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.

Nội dung và kĩ thuật tổ chức + GV yêu cầu HS nhắc lại các loại

liên kết cộng hóa trị đã học ở lớp 10 và hoàn thành phiếu học tập.

Phiếu học tập

Các loại liên kết Kí hiệu

+ HS thảo luận nhóm, hoàn thành Phiếu học tập.

+ GV chốt lại kiến thức.

+ GV lấy ví dụ để giới thiệu các loại công thức cấu tạo: công thức khai triển, công thức thu gọn và công thức thu gọn nhất.

+ GV lấy ví dụ về đồng đẳng và đồng phân. Sau đó yêu cầu HS nhận xét. + GV dẫn dắt tiếp đến khái niệm đồng đẳng và đồng phân. + GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh đồng đẳng, đồng phân. Đồng đẳng Đồng phân + CTPT + Cấu tạo + Tính chất hóa học

+ GV giới thiệu về các loại đồng phân: đồng phân cấu tạo (nhóm chức, vị trí nhóm chức, mạch cacbon, …) và đồng phân hình học (đồng phân lập thể).

+ GV cho HS 1 ví dụ về đồng phân cấu tạo (GV viết sẵn), yêu cầu HS xác định xem các chất nào là đồng phân của nhau và là đồng phân gì?

CH3OCH2CH2CH3 CH3CH=CHCH CH2=CHCH2CH3 CH3CH2OCH CH3CH(OH)CH3 CH3OCH(CH + GV hướng dẫn HS xác định điều kiện để HCHC có đồng phân hình học (chỉ xét trường hợp có liên kết đôi).

Dự kiến sản phẩm của HS + Phiếu học tập

Các loại liên kết

Kí hiệu Đặc điểm

Đơn - 1σ, xen phủ trục, bền

Đôi = 1σ, xen phủ trục, bền

1π, xen phủ bên, không bền

Ba 1σ, xen phủ trục, bền

2π, xen phủ bên, không bền + GV thông tin

thêm: HCHC có liên kết pi (đôi, ba) gọi là không no. + Bảng so sánh: Đồng đẳng Đồng phân + CTPT khác nhau: Thành phần hơn/kém nhau một hoặc nhiều nhóm CH2.

+ Cấu tạo: Tương tự nhau. + Tính chất hóa học: tương tự nhau.

+ CTPT giống nhau. + Cấu tạo khác nhau.

+ Tính chất hóa học: khác nhau. + Bài tập: CH3OCH2CH2CH3 CH3OCH(CH3)CH3 Đồng phân mạch cacbon CH2=CHCH2CH3 CH3CH=CHCH3 Đồng phân vị trí nhóm chức CH3CH(OH)CH3 CH3CH2OCH3 Đồng phân nhóm chức

3.3. Luyện tập (10 phút)

Mục đích - Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong chủ đề thông qua trò chơi ô chữ.

- Tiếp tục phát huy các năng lực định hướng.

Nội dung và kĩ thuật tổ chức

+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ (chiếu ô chữ lên hình hoặc vẽ lên bảng tùy cơ sở vật chất). HS trả lời theo nhóm và tính điểm thưởng vào điểm miệng.

+ Ô chữ:

STT Nội dung Đáp án

Câu hỏi 1

Nguyên tử cacbon trong HCHC có hóa trị mấy?

4 Câu hỏi

2 Loại công thức cấu tạo gộp các nguyên tử cacbon và các nguyên tử khác liên kết với nó thành một nhóm là gì? Công thức thu gọn/rút gọn Câu hỏi 3

Trong đồng phân lập thể của

chất CH3-CH=CH-CH3,

trường hợp CH3 và H nối với 2 nhóm CH khác nhau ở cùng một phía so với mặt phẳng phân tử thì tạo thành đồng phân gì? Cis Câu hỏi 4 CH4 và C2H6 có mối liên quan là gì? Đồng đẳng Câu hỏi 5 X, Y là 2 đồng phân của nhau. X, Y có cùng cái gì? Công thức phân tử Câu hỏi

6 Liên kết hóa học bao gồm 1 liên kết sigma và 1 liên kết pi là gì? Đôi Câu hỏi 7 Chất không no là chất có chứa liên kết gì? Pi Câu hỏi

8 Sự xen phủ bên tạo thành liên kết gì? Sigma

Dự kiến sản phẩm của HS

+ Đáp án ô chữ.

3.4. Vận dụng (10 phút + về nhà)

Mục đích - Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong chủ đề cấu trúc hợp chất hữu cơ.

- Tiếp tục phát huy các năng lực định hướng của HS.

Nội dung và kĩ thuật tổ chức

Câu 1. Phát biểu sai

A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết , sự xen phủ bên tạo thành liên kết .

Câu 2. Số liên kết xichma có trong phân tử C6H5-CH=CH- CHO là

A. 18 B. 16 C. 17 D. 19

Câu 3. Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.C. CH3OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6. C. CH3OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.

Câu 4. Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là

A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.

Câu 5. Liên kết đôi do những liên kết nào hình thành?

A. Hai liên kết

B. Hai liên kết

C. Một liên kết và một liên kết D. Hai liên kết và một liên kết

Câu 6. Liên kết ba do những liên kết nào hình thành?

A. Liên kết

B. Liên kết

C. Hai liên kết và một liên kết D. Hai liên kết và một liên kết

Câu 7. Các chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2n+2?

A. CH4, C2H2, C3H8, C4H10, C6H12. B. CH4, C3H8, C4H10, C5H12. B. CH4, C3H8, C4H10, C5H12.

C. C4H10, C5H12, C6H12.D. C2H4, C3H8, C4H10, C5H12.

Một phần của tài liệu SKKN: Xây dựng chuyên đề dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ theo các phương pháp dạy học tích cực (Trang 26 - 30)