Đã xác định được LD50 của Gynostemma longipes là 119,49 g dược
liệu/kg ttc; Gynostemma laxum không thể hiện độc tính cấp dùng đến mức liều 150 g dược liệu/kg ttc bằng đường uống.
Saponin toàn phần chiết từ Gynostemma pentaphyllum có tác dụng ức chế dòng tế bào OVCAR8 (112,09 µg/ml) mức độ yếu; Lu (87,62 µg/ml) và MCF-7 (50,88 µg/ml) mức độ trung bình. Bảy saponin phân lập từ
Gynostemma pentaphyllum là gypenosid VN1-7 đều có tác dụng ức chế các
dòng tế bào MCF-7, HT-29, A549, SK-OV-3 với IC50: 19,6 – 43,1 µM; trong đó mạnh nhất là gypenosid VN2 đạt IC50 = 19,6 µM đối với dòng ung thư phổi A549. Các gypenosid VN1-7 ức chế yếu dòng tế bào HL-60.
Phân đoạn GL3C chiết từ Gynostemma longipes có tác dụng ức chế dòng tế bào OVCAR8 mức độ yếu (109,04 µg/ml), Lu và MCF-7 mức độ trung bình (86,33 và 72,65 µg/ml). Các saponin tinh khiết phân lập từ
Gynostemma longipes có tác dụng ức chế các dòng tế bào MCF-7, HT-29,
A549, OVCAR-8 với IC50: 9,8 – 49,6 µM; trong đó mạnh nhất là CGP7 đạt IC50 = 9,8 µM trên dòng tế bào ung thư buồng trứng OVCAR-8.
Ba hợp chất phân lập từ Gynostemma laxum thể hiện tác dụng ức chế phụ thuộc vào liều đối với NF-κB hoạt hóa bởi TNF-α là ethyl-β-rutinosid; 2,4-dihydroxybenzyl-O-α-L-rhamnopyranosid và rhamnetin-3-O-rutinosid với IC50 lần lượt là 9,3 ± 0,3; 7,6 ± 0,4 và 9,2 ± 0,3 µM. Hợp chất 2,4- dihydroxybenzyl-O-α-L-rhamnopyranosid có tác dụng ức chế đáng kể và ethyl-β-rutinosid; rhamnetin-3-O-rutinosid ức chế yếu đối với gen biểu hiện iNOS và COX-2 do TNF-α kích hoạt.
B. KIẾN NGHỊ
Tiếp tục đánh giá độc tính bán trường diễn của dược liệu Gynostemma
longipes (GCL cuống quả dài) để sử dụng dược liệu hợp lý và an toàn
Tiếp tục sàng lọc và nghiên cứu cơ chế tác dụng gây độc tế bào của các gypenosid phân lập từ các loài thuộc chi Gynostemma Blume.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Thanh Kỳ, Phạm Thanh Huong, Thân Thị Kiều My, Phạm Tuấn Anh, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Xuân Nhiệm, Jae-Hee Hyun, Hee-Kyoung Kang, Young Ho Kim. (2010), "Dammarane- type saponins from Gynostemma pentaphyllum.", Phytochemistry,
71(8–9), 994–1001.
2. Phạm Thanh Kỳ, Phạm Tuấn Anh, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, Nguyễn Xuân Nhiệm, Bùi Hữu Tài, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Trần Hồng Quang, Nguyễn Phương Thảo, Young Ho Kim (2011), "Benzyl glycosides from the aerial parts of Gynostemma laxum and their NF-κB inhibitory activity in HepG2 cells", Bulletin of the Korean Chemical Society, 32(10), 3763–3766.
3. Phạm Thanh Kỳ, Phạm Tuấn Anh, Phạm Phương Anh (2011), “Phân lập và xác định cấu trúc ombuin và quercetin từ cây Cổ yếm lá bóng”, Tạp chí Dược liệu, 16(4), 253.
4. Phạm Tuấn Anh, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Xuân Nhiệm, Phạm Hải Yến, Trần Minh Ngọc, Đỗ Thị Trang, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm (2015), "Damarane-type saponins from Gynostemma longipes and their cytotoxic activity",
Natural Product Communications, 4, 1459–1460.
5. Phạm Tuấn Anh, Nghiêm Đức Trọng, Hoàng Văn Lâm, Thân Thị Kiều My, Phạm Thanh Kỳ, Trần Văn Ơn (2015), "Phân loại hình thái một số loài thuộc chi Gynostemma Blume ở Việt Nam", Tạp chí Dược học, 474(33), 34–38.
6. Phạm Tuấn Anh, Phạm Thanh Kỳ, Lê Thị Hồng Hạnh (2018), “Nghiên cứu độc tính cấp của hai loài thuộc chi Gynostemma