Quy hoạch chiến lược bảo vệvùng ven biển

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy hoạch bảo vệ bờ biển. Ưu điểm – Nhược điểm của các công trình bảo vệ bờ và những nguyên tắc (Trang 38 - 41)

Trong quá trình xây dựng Công cụ hỗ trợ ra quyết định bảo vệ vùng ven biển CPMD cho bốn tỉnh phía Nam ĐBSCL có thể nhận thấy quy hoạch bảo vệ vùng ven biển chuyên sâu về kỹ thuật và bị tách rời với các quy hoạch có liên quan khác trong các lĩnh vực như lâm nghiệp, thủy sản, môi trường, cơ sở hạ tầng và sử dụng đất (quy hoạch không gian). Điều quan trọng của bảo vệ vùng ven biển như là điều kiện trước để cho sự phát triển bền vững của cả tỉnh và vùng chứ không chỉ phản ánh về tổ chức và thể chế của việc bảo vệ vùng ven biển.

Thông thường, việc bảo vệ vùng ven biển thuộc trách nhiệm của các Chi cục thủy lợi cấp tỉnh. Một trong những tồn tại trong quá khứ là các quy hoạch đê biển, tu sửa đê biển sau khi bị hư hỏng và các biện pháp chống xói lở chỉ đối phó với các tình huống thiên tai hoặc khi hư hỏng. Hiện trạng hiện nay là ngân sách cho hoạt động này tương đối hạn hẹp và hiểu biết về kỹ thuật bờ biển cũng còn hạn chế ở cấp tỉnh. Gần đây, quy hoạch bảo vệ vùng ven biển xem xét ngày càng nhiều về các hoạt động thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Điều này mở ra một cái nhìn rất khác về sự phân bổ ngân sách và mở ra các kết nối với hợp tác đồng tài trợ từ quốc tế [LINK]. Bên cạnh câu hỏi về nguồn vốn, mục tiêu của việc quy hoạch chiến lược bảo vệ vùng ven biển là phòng chống thiên tai và nâng cao sự chuẩn bị đối phó với thảm họa. Quy hoạch chiến lược cũng mang ý nghĩa mở rộng quá trình quy hoạch với mục tiêu bền vững, đa ngành (bên cạnh ngành thủy lợi và quản lý nước còn có các quy hoạch lâm nghiệp, thủy sản, cơ sở hạ tầng, sử dụng đất v.v…và các lĩnh vực có liên quan khác sau việc phân tích về các bên có liên quan), và bao gồm các viện nghiên cứu cho hoạt động nâng cao năng lực và các nghiên cứu sâu hơn. Điều quan trọng là cần phải đối chiếu quy hoạch bảo vệ vùng vn biển với quy hoạch sử dụng đất và kinh tế - xã hội có trong SEDP của các tỉnh, các kế hoạch ngành, kế hoạch lớn của vùng ĐBSCL hoặc các quy hoạch chiến lược như Quy hoạch ĐBSCL (MDP LINK tới Quy hoạch ĐBSCL). Các công việc đa ngành chỉ có thể được kết hợp lập kế hoạch và thực thi bởi một ban đa ngành cho việc quy hoạch bảo vệ vùng ven biển. Trong quá trình xây dựng “Công cụ hỗ trợ ra quyết định – Bảo vệ vùng ven biển cho ĐBSCL”, hình thức tiếp cận này sử dụng rộng rãi. Mô hình cho cách tiếp cận này là “Quy hoạch tổng thể bảo vệ vùng vien biển Liên bang Lower Saxony [LINK, chỉ có phiên bản tiếng Đức]” và “ Kế hoạch tổng thể toàn diện một vùng ven biển bền vững của Louisiana” (2012 và 2017, LINK)”. Một số vấn đề liên tỉnh của vùng ven biển có thể được giải quyết tốt nhất bằng cách tiếp cận và định dạng theo vùng. Điều này có thể cũng cần đến sự quan tâm về các chiến lược vùng ven biển quốc gia và các vấn đề quốc tế như sự suy giảm lượng trầm tích do các đập trên thượng nguồn sông Mê Kong. Bảng 4 cung cấp khung đánh giá cho các công trình bảo vệ vùng ven biển và Bảng 5 đưa ra hướng dẫn cho toàn bộ diễn biến của quy hoạch chiến lược vùng ven biển.

39

Bảng 5. Hướng dẫn lập quy hoạch chiến lược bảo vệ vùng ven biển. Cách tiếp cận từng bước, một phần lớn dựa vào kết quả của các hội thảo vùng ở Cà Mau năm 2014 và TP. HCM tại Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRP). Hầu hết các hoạt động cần được liên tục đánh giá và điều chỉnh sau một thời gian nhất định (5 - 10 năm).

➢ 1. Đánh giá hiện trạng của khu vực vùng ven biển, dựa vào mức độ thiệt hại, thay đổi và xu hướng

➢ 2. Đánh giá các biện pháp bảo vệ hiện có

➢ 3. Phân tích về các bên có liên quan (ai phụ trách phần nào của khu vực vùng ven biển)

➢ 4. Tham gia của các viện khoa học để nghiên cứu sâu hơn về hệ thống vùng ven biển, diễn biến quá trình ở đó và xây dựng năng lực cho cả 3 cấp: cấp ra quyết định, người thực hiện, nhà khoa học

➢ 5. Tập hợp các dữ liệu có sẵn trong toàn bộ hệ thống (các điều kiện biên) đặc biệt tập trung vào các sự kiện thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt …) dài hạn.

➢ 6. Phân tích các khung thể chế và pháp lý

➢ 7. Cách tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan và các bộ

➢ 8. Thành lập ban quy hoạch bảo vệ vùng ven biển bao gồm đại diện của các bên có liên quan

➢ 9. Kết nối các chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu với đánh giá ảnh hưởng lâu dài của khu vực vùng ven biển

➢ 10. Đánh giá và quản lý nguy cơ ngập lụt và xói lở vùng ven biển

➢ 11. Tương tác giữa quy hoạch không gian và quản lý rủi ro vùng ven biển, không gian cần cho việc bảo vệ vùng ven biển

➢ 12. Xác định hệ thống bảo vệ vùng ven biển và mức độ an toàn

➢ 13. Lập mô hình số các diễn biến vùng ven biển có liên quan

➢ 14. Thiết kế và phòng chống xói lở bãi trước (phục hồi rừng ngập mặn)

➢ 15. Quy hoạch phục hồi rừng ngập mặn và không gian vùng ven biển

➢ 16. Định tuyến đê biển (quá trình đa phương)

➢ 17. Thiết kế và xây dựng đê biển

➢ 18. Nghiên cứu hiện trường về chiều sâu của biển tại địa phương, vận chuyển trầm tích, chế độ sóng và địa hình của đất bề mặt vùng ven biển

➢ 19. Lập mô hình vật lý của các công trình vùng ven biển được chọn lựa

➢ 20. Đánh giá tác động và phân tích chi phí – lợi ích trước khi lựa chọn các biện pháp bảo vệ

➢ 21. Bảo dưỡng và giám sát các công trình thủy lợi vùng ven biển

➢ 22. Soạn thảo quy hoạch tổng thể và tài trợ (nguồn quốc gia và quốc tế)

➢ 23. Các phiên hợp tác lập kế hoạch cùng tất cả các bên có liên quan, người ra quyết định và các viện khoa học

➢ 24. Hình thức lập kế hoạch vùng (nhóm làm việc, hội thảo) để giải quyết các vấn đề liên tỉnh và tham vấn chính sách (ví dụ như trong việc giải quyết các vấn

40

đề quốc tế như các đập thượng nguồn sông Mê Kong, chiến lược quốc gia v.v…)

➢ 25. Chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết và hỗ trợ của người dân địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận chính và khuyến nghị

Các hướng dẫn chung như đã trình bày được xem như là định hướng cho việc lập kế hoạch bảo vệ vùng ven biển cho tương lai gần. Việc lập kế hoạch được khuyến nghị chuyển từ lập kế hoạch theo hướng riêng rẽ tại địa phương sang hướng lập kế hoạch bảo vệ mang tính chiến lược, cấp vùng, liên ngành và cả lập kế hoạch “phòng chống” cho việc bảo vệ vùng ven biển với các giải pháp bền vững trung hạn và dài hạn.

Nguồn tài liệu tham khảo chính cho nội dung phần này gồm:

Thorenz, F. (2017). Xây dựng tổ chức và thể chế cho việc bảo vệ vùng ven biển phía nam ĐBSCL, Việt Nam. ICMP – Deutsche Gesellschaft fuer Internationale

Zusammenarbeit (GIZ), trang 1-21. [LINK].

Thorenz. F. (2016) Tham vấn chiến lược về quy hoạch bảo vệ vùng ven biển cho

ĐBSCL. ICMP – Deutsche Gesellschaft fuer Internationale Zusammenarbeit (GIZ), trang 1-20. [LINK]

ICMP (2016): Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và phục hồi rừng ngập mặn ở ĐBSCL Delta – Nghiên cứu tiền khả thi cho đầu tư bảo vệ 480 km đường ven biển của ĐBSCL. Báo cáo của Unique bởi J. Woelke, T. Albers, M. Roth, M. Vorlaeufer và A. Korte, 1-232. [LINK]

Schuettrumpf, H. & P. Froehle (2017). Xây dựng năng lực và hướng dẫn kỹ thuật cho quy hoạch các biện pháp bảo vệ vùng ven biển cho khu vực bãi trước và thiết kế, kích thước hình dáng của đê biển dọc theo bờ biển phía Nam ĐBSCL, Việt Nam, ICMP– Deutsche Gesellschaft fuer Internationale Zusammenarbeit (GIZ), trang 1-92. [LINK].

41

Phản hồi từ các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và chuyên gia Việt Nam trong các hội thảo ở ĐBSCL trong các năm 2014-17

Đóng góp của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam và Viện Khoa học thủy lợi miền Nam.

Các nghiên cứu của sinh viên từ Hamburg, Aachen và Delft (xem danh sách của tác giả và đồng tác giả trong thư viện [LINK])

▪ ICMP GIZ 2013. Thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng đê – Các bài học từ tỉnh Kiên Giang, Việt nam của M. Heiland, A. Schuettrumpf và H. Schuettrumpf. 1-20. ICMP – Deutsche

Gesellschaft fuer Internationale Zusammenarbeit (GIZ), trang 1-92. LINK]

▪ T. Albers, D. Cong San và K. Schmitt. 2013. Hướng dẫn quản lý đường bờ biển– Bảo vệ

vùng ven biển ở hạ lưu ĐBSCL. Deutsche Gesellschaft fuer Internationale Zusammenarbeit (GIZ), trang 1-125. [LINK]

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy hoạch bảo vệ bờ biển. Ưu điểm – Nhược điểm của các công trình bảo vệ bờ và những nguyên tắc (Trang 38 - 41)