2.1 Nhận xét
So sánh chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm nông thôn- thành thị, có thể rút ra một số vấn đề sau đây:
Trước hết, tăng trưởng kinh tế nói chung và của khu vực nông thôn nói chung không đủ tạo ra việc làm. Cụ thể, các ngành kinh tế truyền thống (đặc biệt là nông nghiệp và ngành chế tạo nông thôn) đã không tạo ra được sự tăng mạnh về việc làm như đã diễn ra tại các nước khác (ví dụ Thái Lan trong các quá trình chuyển đổi tương tự, Coxhead và Jiraporn 1999). Điều này làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu việc làm chậm lại, khiến một lượng lao động vẫn bị dồn nén trong nông nghiệp với năng suất thấp, thu nhập thấp.
Khu vực dịch vụ nông thôn tạo ra nhiều việc làm, song chủ yếu là kinh tế tự làm và kinh tế hộ gia đình, có năng suất, tiền lương và độ đảm bảo về việc làm thấp.
Thứ hai, các chiến lược tăng trưởng kinh tế chưa chú trọng đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và tạo việc làm.
Trong khi năng suất lao động tăng lên chủ yếu trong các ngành có nhiều vốn, các doanh nghiệp lớn, khu khu vực nhà nước, song nhóm này lại thu hút ít lao động. Ngay cả khu vực FDI và khu vực kinh tế tư nhân cũng không tạo cú huých để dẫn đến sự chuyển dịch của lao động. Tỷ trọng lao động trong khu vực tư nhân, FDI mới chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong khu vực nông thôn.
Thứ ba, so với tốc độ cầu lao động và
1 Bộ Kế hoạch và đẩu tư, dự án 00050577: Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020 choViet nam, Báo cáo 8: Thị trường lao động, Việc làm, và Đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020: Học tập từ kinh nghiệm quốc tế. Báo cáo 8: Thị trường lao động, Việc làm, và Đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020: Học tập từ kinh nghiệm quốc tế.
phát triển thị trường lao động, chất lượng cung lao động, đặc biệt là lao động trong khu vực nông thôn chưa đáp ứng và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu việc làm. Điều này là nguyên nhân khiến cho lao động nông thôn vẫn tiếp tục bị dồn nén trong khu vực nông nghiệp, trong các ngành truyền thống, khi di cư ra thành thị, cũng chủ yếu làm việc trong nhóm ngành truyền thống hoặc là khu vực phi chính thức. Theo tiêu chuẩn quốc tế, lực lượng lao động của Việt Nam có tay nghề thấp, thua xa kịp với các nước láng giềng trong khu vực.
Thứ tư, mối liên kết giữa đô thị hóa và hiện đại hóa nông thôn chưa tốt. Lao động nông thôn còn bị hạn chế về khả năng tiếp cận dịch vụ cơ bản, khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt trong nông thôn. Các ngành kinh tế đô thị phát triển không dựa trên mối liên kết với nông thôn, trong khi khu vực nông thôn lại không đủ điểu kiện để phát triển các ngành chế biến và dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp. Đối với lao động nông thôn, con đường ra đô thị vừa dễ, vừa khó. Dễ ra song khó hội nhập vào nơi đến.
Khoảng cách về việc làm và mức sống nông thôn-đô thị có xu hướng tăng lên.
2.2. Các bài học của quốc tế1về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động và mức dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động và mức độ thành công của Việt nam
(1) Các nền kinh tế đã thành công đều tập trung vào các ngành sử dụng nhiều lao động, hướng về xuất khẩu >>> hiện tại Việt nam đã làm được việc này, song làm tốt ở thành thị chứ không hướng về nông thôn.
(đặc biệt nhóm có trình độ giáo dục và trình độ kỹ năng bắt kịp hoặc thậm chí đi trước nhu cầu về lao động) để tránh được sự trì trệ trong tăng trưởng và bất bình đẳng ngày càng tăng về lương >> hiện tại Việt nam không làm được điều này, chất lượng lao động chậm cải thiện và ngày càng không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Việt nam cũng đang gánh chịu các hệ lụy về sự giãn cách chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng việc làm và thu nhập giữa 2 khu vực nông thôn-thành thị.
(iii) Các chính sách về thị trường lao động khuyến khích sự di chuyểnl ao động giữa các vùng và các ngành và duy trì được sự linh hoạt trên thị trường lao động >>> điều này Việt nam chưa làm được. Lao động di cư từ nông thôn ra đô thị còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế tiếp cận.
(iv) Sự cân bằng được duy trì giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, với quy mô khác nhau và các mức năng suất lao động khác nhau. Trong khu vực nông thôn, sự hiển diện của các nhóm ngành mới và ngành dịch vụ cá nhân còn thu hút ít lao động và chất lượng không đảm bảo. Các nỗ lực tăng qui mô của các doanh nghiệp Việt nam không bảo đảm, thậm chí cả khu vực FĐI, qui mô sử dụng lao động ngày càng ít về số lượng và kém về chất lượng.
(v) Có sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng đô thị, cho phép các ngành sản xuất trở thành thị phát triển và hấp thụ được lao động dư thừa từ nông thôn>>> Việt Nam còn có quan điểm khác cho rằng, việc đầu tư sẽ tạo ra các lực hút, khuyến khích lao động nông thôn di cư ra đô thị.
2 Trong thời gian tới, số việc làm vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ giảm dần, dự báo là 0,5-0,7%%/năm so với mức 1,07%/năm giai đoạn 2010-2018.. 1,07%/năm giai đoạn 2010-2018..
2.3. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nông thôn nông thôn
Theo dự báo, Việt Nam đang ở vào thời kỳ chuyển giao giữa “cơ cấu dân số vàng” và “cơ cấu dân số già hóa”, cho thấy tăng trưởng kinh tế có điều kiện dựa vào năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn- thành thị và cơ cấu nông nghiệp -phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm 15 quốc gia đông dân nhất thế giới và sức ép về bố trí việc làm, đặc biệt nhóm thanh niên bước vào tuổi lao động vẫn cao2 nên vẫn cần phải thực hiện đồng thời chiến lược khuyến khích các ngành sử dụng nhiều lao động và hỗ trợ chuyển dịch lao động từ các ngành/ nghề có NSLĐ thấp sang các ngành/nghề có NSLĐ cao.
Theo dự báo, số việc làm vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ giảm dần, dự báo là 0,5-0,7%%/năm so với mức 1,07%/năm giai đoạn 2010-2018..
Nông thôn trong 10 năm tới vẫn là nguồn cung lao động cho các ngành phi nông nghiệp và cho khu vực thành thị thông qua chuyển dịch cơ cấu lao động. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ chiếm dưới 30% và tiếp tục giảm xuống dưới 15% vào năm 2035.
Giai đoạn đến 2025, mỗi năm sẽ có khoảng gần 500 ngìn lao động nông thôn chuyển đổi việc làm. Điều này đòi hỏi phải bảo đảm đủ nguồn lực về con người, vật chất và hạ tầng cơ sở nông thôn, thực hiện tốt các
chính sách và chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chính sách thị trường lao động linh hoạt và hỗ trợ tốt hơn cho người lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nông thôn cần có sự đột phát, phát triển nhanh, nhất là nhóm có CMKT (cần chiếm đến 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2035).
2.4. Giải pháp
Trong giai đoạn phát triển 2011-2020, Việt nam cần phải có một chiếc lược toàn diện quốc gia về phát triển việc làm, gắn kết các chính sách phát triển kinh tế và đầu tư lớn với mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm trong các ngành có năng suất lao động cao, phát triển việc làm phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn và hỗ trợ lao động nông thôn học nghề mới khi đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp; thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ khu vực kinh tế phi chính thức sang khu vực chính thức;
a) Tiếp tục làm rõ các vấn đề của lao động trong khu vực nông thôn để có các chiến lược việc làm đúng đắn.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2016):
Tỷ lệ của hộ gia đình được gọi là “nông nghiệp” đã giảm từ 71% xuống còn 58%. Chỉ có 49% các hộ gia đình nông thôn có thu nhập chính từ nông nghiệp so với 68% năm 2006.