Phân tích theo phương ngang

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11823-4:2017 (Trang 37)

2 hoặc hơn làn thiết kế chịu tả

6.2.9.4 Phân tích theo phương ngang

Khi thiết kế theo phương ngang đối với các đốt dầm hộp, phải xem xét đốt đó như là một khung hộp cứng. Bản mặt hộp dầm sẽ được tính toán như là các mặt cắt có chiều dày thay đổi, có kể đến phần tăng cường góc giữa bản mặt và thành hộp. Các tải trọng do bánh xe tác dụng phải được đặt sao cho có mô men cực đại và phải dùng phương pháp phân tích đàn hồi để xác định sự phân bố thực tế theo chiều dọc của tải trọng bánh xe đối với mỗi vị trí đặt tải. Cần xem xét tới sự gia tăng của lực cắt ở thành hộp và các ảnh hưởng khác đối với mặt cắt ngang do tải trọng lệch tâm hoặc do sự mất đối xứng hình học của kết cấu.

Có thể áp dụng theo các quy định của các Điều 6.2.1 và 6.3.2, khi thiết lập mặt ảnh hưởng, ví dụ như các mặt ảnh hưởng do Hemberg (1968) và Pucher (1964), hoặc các phương pháp phân tích đàn hồi khác, để tính mô men do hoạt tải cộng thêm với ảnh hưởng của xung kích của bản mặt trên của mặt cắt hộp.

Khi phân tích theo phương ngang phải xem xét tới sự co ngắn đàn hồi và từ biến ngang do tác dụng của dự ứng lực gây ra cũng như xét đến co ngót.

Cần phải xét đến các mômen thứ cấp do dự ứng lực trong khi tính toán ứng suất theo trạng thái giới hạn sử dụng và trong việc tính giai đoạn thi công. Trong trạng thái giới hạn về cường độ, tác dụng của lực thứ cấp phát sinh do dự ứng lực, với hệ số vượt tải là 1,0, sẽ được cộng đại số thêm vào các tác dụng của lực gây ra do tĩnh tải và hoạt tải tính toán (có hệ số) và các tải trọng khác.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11823-4:2017 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)