Nếu có vật cản trong khu vực tường đất có cốt như hố ga, Nắp hố thu nước, cột tín hiệu hoặc biển báo, tôn hộ lan, hoặc cống không thể tránh được, việc thiết kế tường gần những vật cản sẽ được sửa đổi bằng cách sử dụng một trong những lựa chọn thay thế sau:
1) Giả sử lớp cốt gia cường phải bị chia ra một phần hoặc hoàn toàn trong vị trí của vật cản, thiết kế các lớp cốt gia cường xung quanh chịu tải trọng bổ sung do cốt gia cường bị chia cắt.
trước vật cản truyền tới liên kết của cốt gia cường liên kết với kết cấu khung đằng sau vật cản như được minh họa trong Hình 19.
3) Nếu cốt gia cường là các dải riêng biệt và tùy thuộc vào kích thước và vị trí của các vật cản, có thể mở rộng kích thước cốt gia cường xung quanh vật cản.
Đối với lựa chọn 1, một phần của mặt tường phía trước vật cản phải được giữ ổn định chống lật hoặc phá hoại trượt. Nếu không thể thực hiện được, cốt gia cường giữa vật cản và các mặt tường có thể được liên kết với các vật cản để mặt tường không bị đổ, hoặc các đơn nguyên mặt tường có thể liên kết kết cấu với các đơn nguyên mặt tường ngay cạnh để ngăn chặn phá hoại.
Đối với lựa chọn thứ hai, khung và các liên kết phải được thiết kế theo quy định của Phần 6 bộ tiêu chuẩn này cho khung thép.
Đối với lựa chọn thứ ba, góc mở rộng, tính từ đường thẳng vuông góc với mặt tường, phải đủ nhỏ để việc mở rộng không tạo ra mômen trong cốt gia cường hoặc liên kết của cốt gia cường vào mặt tường. Sức Kháng kéo của cốt mở rộng được chiết giảm bởi côsin của góc mở rộng.
Nếu vật chắn phải xuyên qua mặt của tường, đơn nguyên mặt tường phải được thiết kế để bao quanh vật chắn sao cho đơn nguyên mặt tường được ổn định, tức là nên tránh các tải trọng tập trung, và như vậy đất đắp sau tường không thể tràn qua mặt tường nơi liên kết với vật chắn.
Nếu có cọc đóng hoặc cọc khoan xuyên qua khu vực đất có cốt, phải cấu tạo theo các quy định của Điều 10.11.
Hình 19 - Kết cấu nối của cốt gia cường xung quanh vật chắn