6. Kết cấu của đề tài
2.3 Giá trị và ý nghĩa trong học thuyết của Jung
Nếu như học thuyết của Freud nhấn mạnh vào vô thức và bản năng tính dục trong việc ảnh hưởng đến nhân cách, coi con người chủ yếu dưới lăng kính “con” thì Jung có cái nhìn “người” hơn. Freud coi nhân cách con người là tất định và khó thay đổi, Jung lại nhìn được khía cạnh tích cực hơn khi tin rằng con người có thể thay đổi chính mình để trở nên tốt hơn.
Giá trị những đóng góp của C.Jung được thể hiện trên cả phương diện lí luận và thực tiễn. Ở góc độ lí luận, Jung đã vạch ra một hướng nghiên cứu quan trọng và sâu xa về các nấc thang trong tâm thức con người. Còn trên phương diện thực tiễn, ông đã vận dụng lý thuyết về vô thức tập thể vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống tinh thần con người. Tư tưởng lớn nhất mà Jung đã đóng góp cho phân tâm học nói riêng và lịch sử triết học nói chung đó chính là việc phát hiện và chứng minh được vai trò quan trọng của vô thức tập thể trong thế giới tâm thần của con người.
Trong khi nghiên cứu tư tưởng của C.Jung về vô thức tập thể, tôi thấy rằng C.Jung đã học hỏi, tiếp thu quan niệm của Freud về cái vô thức, tuy nhiên ông không chỉ dừng lại ở vô thức cá nhân mà ông đã tìm ra một cái mới đó là vô thức tập thể trong đó có các nguyên mẫu. Những nguyên mẫu này giúp chúng ta xây dựng những cấu trúc căn bản của cấu trúc tâm lý người ở
một mức độ sâu hơn. Nhờ vô thức tập thể, chúng ta có thể nắm bắt được toàn bộ lôgic phát triển của nhân loại thông qua những hình ảnh được lưu giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ. Vô thức tập thể phản ánh tồn tại xã hội. Nó đã vạch ra những mâu thuẫn trong đời sống xã hội hiện đại mà rất nhiều mâu thuẫn trong số đó là nguồn gốc phát sinh những căn bệnh liên quan đến tâm thần của con người. Vô thức tập thể còn tác động trở lại với hiện thực xã hội. Nó có thể thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển (nếu sự phản ánh của vô thức tập thể phù hợp với hiện thực khách quan); nhưng nó cũng có thể kìm hãm tiến bộ xã hội một khi sự phản ánh của nó không chân thực và không phù hợp với tồn tại xã hội. Như vậy chúng ta có thể thấy được những nguyên nhân sâu xa của những mâu thuẫn trong xã hội, từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục mâu thuẫn đó. Từ đó chúng ta sẽ ứng xử một cách toàn diện hơn.
Khi chữa trị cho người bệnh, C. Jung đã đã tiếp thu và áp dụng rất nhiều những phương pháp của Freud vào quá trình nghiên cứu và chữa bệnh của mình như phương pháp “liên tưởng tự do” nhằm giải tỏa tâm lý, chữa trị cho các người bệnh tâm thần. Nhưng phương pháp ấy đều bộc lộ những hạn chế của nó khi được áp dụng vào những tình huống chữa bệnh thực tế khác nhau. Những phương pháp Jung sử dụng sau này lại là: test liên tưởng từ, phóng đại, tưởng tượng tích cực, nghệ thuật tự phát hay phương pháp phóng chiếu, chuyển dịch. Nó đã rất hiệu quả khi khám phá những tầng sâu vô thức của con người.
Bên cạnh những giá trị tích cực, học thuyết còn có những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, Jung đã không triệt để tiếp thu những tư tưởng của Freud. Dù nhiều lần, Jung công khai chỉ trích, chống lại những ý tưởng cơ bản của Freud như học thuyết về tính dục hay phương pháp thôi miên, liên tưởng tự do. Nhưng sau đó, Jung lại tiếp thu và phát triển những tư tưởng ấy, đồng thời áp
dụng chúng vào trong thực tế chữa bệnh, mặc dù sự ứng dụng ấy kéo dài không lâu.
Thứ hai, trong phương pháp chữa bệnh của mình (phương pháp phóng đại, sử dụng test liên tưởng), Jung sử dụng yếu tố cơ học (đó là một chiếc đồng hồ đo giờ) để can thiệp vào mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ. Như vậy bệnh nhân chỉ chiếm vị trí thứ hai, điều quan trọng nhất lại thuộc về một thiết bị cơ học. Jung đã sử dụng phương pháp này như là một công cụ nghiên cứu vô giá trong việc chẩn đoán bệnh và trong việc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Tuy nhiên những thành tựu mà Jung đã đạt được thật sự có giá trị to lớn. Học thuyết của Jung có ý nghĩa quan trọng đối với công việc chữa bệnh của ông lúc bấy giờ. Nó còn trở thành công cụ nền tảng được các bác sĩ và nhà tâm lí học tiếp tục áp dụng một cách rộng rãi. Vô thức tập thể trong lí thuyết của Jung đã mở ra một cánh cửa mới để các nhà khoa học đi sâu hơn nữa khám phá thế giới tâm thức của con người. Tư tưởng lớn nhất mà Jung đã đóng góp cho phân tâm học nói riêng và lịch sử triết học nói chung đó chính là việc phát hiện và chứng minh được vai trò quan trọng của vô thức tập thể.
KẾT LUẬN
Từ những trình bày ở trên, tôi có thể rút ra một số kết luận mang tính khái quát về tư tưởng triết học của C.Jung như sau:
Trước hết, Jung đã khái quát toàn diện và sâu sắc về vô thức cá nhân trên cơ sở những quan niệm của các nhà tư tưởng trước ông. Vô thức cá nhân là sản phẩm trí tuệ của lịch sử tư tưởng nói chung và của các nhà Phân tâm học nói riêng, mà chủ yếu là của Freud. Jung tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về vô thức cá nhân. Ông đi tìm nguồn gốc sâu xa của sự hình thành vô thức cá nhân qua việc tìm hiểu thêm về ý thức và phát hiện ra yếu tố trung tâm của ý thức là bản ngã (cái Tôi). Ông đã chứng minh lý thuyết của mình thông qua hàng loạt những khái niệm, trong đó có những khái niệm quen thuộc (như khái niệm: bản năng, nền tảng, truyền thống, di truyền, năng lực, cấu trúc,…); có những khái niệm mới lạ (như khái niệm: cổ mẫu, huyễn tưởng, anima, animus, shadow, persona, self,…). Thứ hai, Jung đã kế thừa một số quan điểm của Freud và một số phương pháp nghiên cứu tâm thần con người.
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận tôi mới chỉ bước đầu tìm hiểu, tiếp cận vô thức tập thể của Jung, chính vì vậy trong bài có thể có thể có những chi tiết chưa được đi sâu và còn nhiều thiếu sót. Mặc dù vậy nhưng tôi cho rằng, vấn đề phân tâm học của Jung là một đề tài rộng lớn mà rất ít tìm thấy tài liệu nghiên cứu. Vẫn còn rất nhiều những vấn đề thú vị và bổ ích khác liên quan đến nó và rất cần được tiếp tục nghiên cứu ở mức độ sâu sắc và quy mô rộng lớn hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thu Hiền (2013). Quan niệm của Carl Gustav Jung về vô thức cá nhân và vô thức tập thể, Luận văn thạc sĩ triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.
2. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại, NXB Chính Trị Quốc Gia, HN.
3. C.G. Jung, Colleted Works 9i, Princeton University Press, 1997, tr.155. 4. C.G. Jung, Colleted Works 9i, Princeton University Press, 1997, tr.32.
5. Edward Amstrong Bennet (2002), Jung đã thật sự nói gì? Bùi Lưu Phi Khanh dịch, NXB Văn Hóa Thông Tin Trung tâm Văn Hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
6. Gustav Call Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, Vũ Đình Lưu dịch, NXB Tri Thức.
7. GS. TS. Nguyễn Ngọc Phú, “Lịch sử tâm lý học”. NXB ĐH QGHN, tr.185.
8. Lưu Phóng Đồng (2004), Triết học Phương Tây hiện đại, NXB Lý Luận Chính Trị, HN.
9. Nguyễn Vũ Hảo (2015), Giáo trình triết học phương Tây hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu Vui(1998), Lịch sử Triết học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.Nguyễn Văn Thiêm (2004), “Giấc ngủ, nhà điêu khắc của kí ức”, Tạp chí Tâm Lý Học (số 6), trang 46- 47.
12.Nguyễn Thị Thu Huyền (2007), Quan niệm về cái vô thức trong phân tâm học Freud, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH KHXHNV, HN.
13.Ngô Xuân Điệp (2002), “Vô thức”, Tạp chí Tâm Lý Học (số 2), trang 52- 54.
14. Nguyễn Hào Hải (2001), Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại, NXB Văn Hóa Thông Tin, HN.
15. Ngọc Thúy (2005), “Một xác tín về C.Jung”, Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật (số 11), trang 99- 102.
16. Murray Stein (2011), Bản đồ tâm hồn con người của Jung, Bùi Lưu Phi Khanh dịch, xuất bản lần đầu 1998, tr.62.
17.PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo. Giáo trình, Triết học phương Tây hiện đại,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015.
18. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, Nguyễn Xuân Hiến dịch, NXB ĐHQG, HN.
19.Tạ Thị Vân Hà, “Quan niệm về cái vô thức trong tưởng triết học của phân tâm học Freud”, Tạp chí Giáo dục lý luận, năm 2011.
20.Tập thể tác giả: Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỉ XIX- nửa đầu thế kỉ XX, NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, TP
HCM.