- Phân loại các từ đồng nghĩa: Căn cứ vào mức độ giống nhau của các nét nghĩa, có thể chia từ đồng nghĩa ra hai loại chính:
b. Phân loại từ trái nghĩa: Từ sự khảo sát trên, ta có thể thấy hiện tượng trái nghĩa xảy ra ở hai mức độ khác nhau:trái nghĩa tuyệt đối và trá
5.4.2.2. Phương pháp phân tích cải biến:
Mục đích của phương pháp cải biến là phát hiện cấu trúc sâu của ngôn ngữ, tức là tìm ra những mối quan hệ trong tư duy giữa các yếu tố được các phương tiện ngôn ngữ biểu đạt, nhờ đó mà giải quyết được những hiện tượng đồng nghĩa cú pháp.
-Nguyên tắc cải biến: Cho phép tạo kí hiệu với tất cả tính chất vô hạn của nó.
Ví dụ: sách thư viện - sách của thư viện - sách tiếng Anh - Sách bằng tiếng Anh…
Tạo ra những mối quan hệ với những đơn vị ngôn ngữ dựa trên trục liên tưởng của ngôn ngữ.
Cải biến tức là thay đổi cấu trúc bề mặt trên cơ sở không làm thay đổi ý nghĩa nòng cốt.
Ví dụ: tôi viết bức thư này => bức thư này do tôi viết => Bức thư này được viết bởi tôi.
Cải biến sẽ tạo ra được những kết cấu đồng nghĩa. -Thủ tục cải biến:
* Cải biến vị trí: Chuyển đổi trật tự các thành phần trên cơ sở bảo đảm giữ nguyên ý nghĩa nòng cốt tạo ra những biến thể cú pháp đồng nghĩa. Việc cải biến vị trí giúp cho ta thấy được mối quan hệ bề sâu giữa các thành tố ở trong
câu.
Ví dụ:Có lẽ anh phải đi Hà Nội. Anh có lẽ phải đi Hà Nội.
* Cải biến danh hoá: Biến một kết cấu C- V thành một danh từ.
Ví dụ: Con học giỏi làm mẹ sung sướng.=> Việc con học giỏi làm mẹ sung sướng.
* Cải biến chủ động, bị động: Biến đổi câu chủ động thành bị động hoặc ngược lại.
Ví dụ: Xe này đã chữa được chữa xong. => Người ta đã chữa xong xe này.
Tôi đóng cửa lại. => Cửa do tôi đóng lại.
* Cải biến khẳng định- phủ định: Để nghiên cứu về mặt cú pháp người ta có thể đổi câu khẳng định thành phủ định và ngược lại.
Ví dụ:Tôi là mẹ của nó. => Tôi không phải là mẹ của nó.