GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu nội dung sáng kiến kinh nghiệm GDCD 12 (Trang 27 - 30)

Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm về giải pháp nâng cao hứng thú với môn học cho học sinh trong nhà trường. Có thể áp dụng SKKN theo nhiều hình thức khác nhau như:

- Vào các buổi chào cờ đầu tuần tại trường THPT sau phần triển khai của Ban giám hiệu và Đoàn Thanh niên các lớp trực tuần sẽ có thời gian để tổ chức các hoạt động tập thể cho cả trường như: Đố vui theo chủ đề học tập, các trò chơi thể hiện tính đoàn kết, sáng tạo...Việc sử dụng tình huống pháp luật vào

hoạt động tập thể như đặt câu hỏi, đóng kịch dựng lại tình huống có thật sẽ đem lại hiệu quả cao cho học sinh.

- Xây dựng và hoàn thiện tủ sách pháp luật trong nhà trường để GV và HS có nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy. Cán bộ thư viện có thể bổ xung thêm các đầu sách, tạp chí pháp luật có chất lượng, thiết thực, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của GV và HS. Đây là một phương thức tuyên truyền kiến thức pháp luật được đánh giá là nhanh và hiệu quả cao.

- Đối với GV trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng trong các giờ học thì tôi nhận thấy, để có thể phát huy có hiệu quả các tình huống pháp luật thì GV cần: Thường xuyên cập nhật các thông tin, tin tức thời sự của đất nước, địa phương. Suy nghĩ, lựa chọn các tình huống, thiết lập các tình huống giả định phù hợp mục tiêu bài học. Sử dụng linh hoạt các phương tiện hỗ trợ cho giờ dạy: máy chiếu, tranh ảnh. Khuyến khích, động viên học sinh bằng những hình thức phù hợp để học sinh tích cực học tập.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:

Khơi dậy hứng thú học tập, thúc đẩy việc hình thành nhu cầu học tập ở học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những nhà giáo dục. Việc sử dụng các tình huống pháp luật một cách thường xuyên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện có hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên và trình độ nhận thức của học sinh. Trong quá trình giảng dạy có sử dụng các tình huống pháp luật, tôi nhận thấy các giờ dạy trở nên sôi nổi hơn, học sinh chịu khó lắng nghe và phản hồi lại với giáo viên. Mối quan hệ giữa các chủ thể của quá trình giáo dục cũng trở nên thân thiện, gần gũi hơn. Các giờ học đã có ý nghĩa thực sự đối với học sinh khi định hướng được học sinh học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Vì vậy, việc sử dụng các tình huống để giảng dạy pháp luật cần tiến hành thường xuyên, phổ biến, có hiệu quả thiết thực trong những lần giáo viên lên lớp.

Qua tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này và kết quả thu được sau khi thực hiện, tôi có một số ý kiến đề xuất với Sở giáo dục và đào tạo cũng như đơn vị trường THPT như sau:

- Thường xuyên tổ chức những đợt sinh hoạt chuyên môn theo cụm, sinh hoạt theo chuyên đề dạy học.

- Xây dựng, phổ biến rộng rãi hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan của môn giáo dục công dân.

- Nhà trường quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên.

Một phần của tài liệu nội dung sáng kiến kinh nghiệm GDCD 12 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w