113điều khiển gần như đồng nhất.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quyền sở hữu cổ đông sáng lập và đầu tư nước ngoài: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

điều khiển gần như đồng nhất.

Với giả thuyết H2, các kết quả của phương pháp fracreg cũng được tiến hành thành hai phần A và B như Bảng 6. Dù thay đổi phương pháp nghiên cứu nhưng chúng tôi vẫn thu được kết quả chứng minh giả thiết H2 là đúng. Hơn thế nữa, giá trị biên của biến quyền sở hữu của cổ đông sáng lập cho thấy các khoản đầu tư nước ngoài giảm 6,15% khi chủ sở hữu sáng lập của các công ty độc lập tăng 1% và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (trong Bảng 6, kết quả này không có ý nghĩa thống kê). Đối với các biến kiểm soát, đòn bẩy tài chính mặc dù cho thấy sự chênh lệch trong tác động ở công ty độc lập và tập đoàn là khác nhau so với phần B Bảng 6 nhưng vẫn thể hiện rằng khi đòn bẩy tài chính tăng thì đầu tư nước ngoài vào các công ty đều giảm. Các biến độc lập khác cũng thể hiện tương tự như kết quả trước đó trong phần 5.3 của bài nghiên cứu này.

Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng giữa đầu tư nước ngoài, quyền sở hữu của cổ đông sáng lập và biểu hiện quản trị tài chính trong phần 5.4 trước đó, chúng tôi chạy fracreg cho ra kết quả như Bảng 7. Bảng 7 thể hiện được tác động âm của biến quyền sở hữu của cổ đông sáng lập đối với đầu tư nước ngoài và giá trị thu được bằng fracreg cũng như vậy nhưng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Các giá trị tuyến tính và phi tuyến giữ High_EM và FO hay giá trị của riêng biến High_EM đều cho thấy các kết quả thống nhất với Bảng 7.

Áp dụng fracreg với hai nhóm mẫu: biểu hiện quản trị tài chính nhiều và ít. Các kết quả của biến FO (cả tuyến tính và phi tuyến) đều củng cố kết luận ở phần 5.4, nghĩa là khẳng định H2 đúng: Ảnh hưởng của quyền sở hữu của cổ đông sáng lập đối với các khoản đầu tư nước ngoài lớn hơn trong các công ty trực thuộc các tập đoàn so với các công ty độc lập. Tuy nhiên, lần này các kết quả không cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ như Bảng 5 ở trên.

6. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi cho thấy người nước ngoài không thích các công ty có mức độ sở hữu người sáng lập cao hơn, phù hợp với giả thuyết ngăn chặn. Chúng tôi đặc biệt chứng minh rằng mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và quyền sở hữu người sáng lập là phi tuyến, ngụ ý rằng các nhà đầu tư nước ngoài chỉ giảm đầu tư khi quyền sở hữu của người sáng lập vượt qua mức ngưỡng mà người sáng lập nắm giữ một sự kiểm soát hiệu quả đối với công ty. Điều này phù hợp với cả hiệu ứng khuyến khích căn chỉnh và hiệu ứng cố thủ khi mức độ kiểm soát của người sáng lập tăng. Hơn nữa, quyền sở hữu cổ đông sáng lập có tác động tiêu cực mạnh hơn so với với các công ty nhóm kinh doanh và các công ty đang tham gia quản trị tài chính. Điều này cho thấy rằng chi phí đại diện và rủi ro sung công mà các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt góp phần thúc đẩy kết quả của chúng tôi. Kết quả của chúng tôi cũng nhấn mạnh với sự khác biệt khuôn khổ được sử dụng quanh sự can thiệp của quy định buộc những người sáng lập phải chia sẻ việc nắm giữ của họ.

114

Bài viết của chúng tôi cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài thì không thích những công ty được kiểm soát chặt chẽ bởi cổ đông sáng lập, điều này quy cho vấn đề bất bình đẳng thông tin và có thể dẫn đến rủi ro sung công, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi quyết định lựa chọn một công ty mà quyền kiểm soát và điều khiển đều nằm trong tay cổ đông sáng lập với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ khổng lồ.

115

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quyền sở hữu cổ đông sáng lập và đầu tư nước ngoài: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (Trang 25 - 27)