Ưu và nhược điểm mô hình đa cấp của AMWAY 1 Ưu điểm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về mô HÌNH đa cấp (Trang 26 - 29)

1. Ưu điểm

• Đối với phân phối viên:

- Do sơ đồ trả thường kiểu bậc thang thoát ly không hạn chế về độ rộng nên có thể phát huy tối đa tính năng động của phân phối viên Amway. Phân phối viên có thể mở rộng mãi mãi mạng lưới rộng lớn của mình và hưởng phần hoa hồng gián tiếp từ mạng lưới đó. - Sơ đồ cho phép thoát ly đảm bảo công bằng cho những phân phối viên hoạt động tích cực, khi phân phối viên đạt được cấp bậc Platium thì được tách ra gây dựng mạng lưới riêng của mình và không còn ràng buộc với người đỡ đầu.

- Sơ đồ bậc thang thoát ly đảm bảo cho phân phối viên cả về thu nhập lẫn tính bền lâu của công việc. Với một mạng lưới được thành lập vững với nhiều chân vững chắc (phân phối tuyến dưới hoạt động tích cực) thì phân phối viên cấp lãnh đạo có thể ngừng làm việc một thời gian mà vẫn có thu nhập gián tiếp mang lại từ mạng lưới mà người này xây dựng.

• Đối với công ty Amway

- Sơ đồ trả thưởng không hạn chế về độ rộng giúp Amway nhanh chóng tạo được một mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm này các sản phẩm của Amway đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, vùng trên toàn quốc. - Amway có thể tiết kiệm được một phần hoa hồng khá lớn từ tính thoát ly của sơ đồ. Khi một người tách ra để lập một nhóm riêng tức là người này đã tiết kiệm cho Amway một khoản đáng lẽ phải trả cho người đỡ đầu của anh ta dưới dạng hoa hồng gián tiếp. Càng nhiều người làm tốt thì Amway càng tiết kiệm được chi phí.

2. Nhược điểm

- Sơ đồ bậc thang thoát ly gây áp lực trong việc kinh doanh của nhà phân phối. Vì nhà phân phối luôn phải hoạt động tích cực và đồng thời phải duy trì cả mạng lưới của mình hoạt động hiệu quả, bán được lượng sản phẩm lớn để lên được bậc thang cao hơn. Mỗi khi có một nhánh thoát ly thì mạng lưới của phân phối viên bảo trợ lại mất đi một khối lượng sản phẩm rất lớn của nhánh đã tách đó.

- Sơ đồ bậc thang thoát ly này phức tạp, khó giải thích cho những người mới. Điều này cũng hạn chế số lượng người tham gia vì họ không hiểu sơ đồ trả thường ngay từ ấn tượng ban đầu, khó thấy cái lợi ngay được.

- Thói quen tiêu dùng cùa người Việt Nam chưa phù hợp với sản phẩm Amway. Năm 2008, Amway mới chính thức bán hàng qua kênh phân phối đa cấp tại Việt Nam. Tại thời điểm này rất nhiều hãng lớn trên thế giới kinh doanh cả theo hình thức truyền thống và đa cấp đã vào Việt Nam, hình thành một thói quen tiêu dùng lâu năm cho người Việt. Đặc tính sản phẩm của Amway là đậm đặc. đựng trong chai lớn, phải pha ra các bình loãng để dùng không hợp với thói quen tiêu dùng sản phẩm của người Việt, không chỉ ở mặt hàng đồ gia dụng mà còn ở nhiều mặt hàng khác. Người dân Việt Nam không có thói quen tích trữ nhiều hàng ở nhà (nếu không phải là hàng khuyến mãi). Vậy nên các sản phẩm của Amway dù rất tốt nhưng vẫn vấp phải những thói quen khó loại bỏ này.

- Độ quảng bá rộng cho người tiêu dùng còn hạn chế. So sánh với hình thức kinh doanh truyền thống, kênh quảng bá cho kinh doanh đa cấp chính là truyền miệng. Vì vậy mức độ lan tỏa của hình thức này là sâu chứ không phải là rộng, dẫn đến sự tiếp cận với người tiêu dùng ở khắp mọi miền rất chậm.

E. Một số kiến nghị

Nhìn chung,nhược điểm của mô hình đa cấp Amway tồn tại ở sơ đồ bậc thang thoát ly và độ phủ thị trường của công ty Amway ở Việt Nam không cao, do đó những ý kiến kiến nghị này có thể giúp công ty Amway tạo ra sự thu hút cao hơn với những nhà phân phối mới và người tiêu dùng sản phẩm ở Việt Nam trong tương lai.

- Đổi mới sản phẩm liên tụcđể phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như là xu hướng tiêu dùng. Khách hàng sẽ thấy thỏa mãn với những thay đổi ở sản phẩm theo đúng nhu cầu của mình.

- Ngoài việc đối mới nâng cấp sản phẩm, nên lưu ý về việc cung cấp giấy tờ chứng minh sự vượt trội của sản phẩm đó so với các sản phẩm đồng loại khác. Đây sẽ là cơ sở khoa học để những khách hàng tiềm năng tin và dùng sản phẩm.

- Đầu tư cao vào các chương trình huấn luyện cho nhà phân phối: Phải có trách nhiệm đào tạo người đó để họ hiểu: Vì sao lại đến với ngành kinh doanh này, vì

sao cần tiêu dùng sản phẩm và vì sao lại cần hoạt động trong mạng lưới của doanh nghiệp mình. Cung cấp cho các nhà phân phối kiến thức cơ bản. đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Tăng cường hoạt động quan hệ công chúng để tăng niềm tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng Việt Nam: Tiếp tục tích cực tổ chức, hỗ trợ bảo trợ nhiều chương trình, sự kiện hướng tới cộng đồng như One by One.

- Tận dụng nhiều hơn sức mạnh của thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý hệ thống.

KẾT LUẬN

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, kinh doanh đa cấp dần dần chứng minh được sự ưu việt qua cách phân phối sản phẩm và những giá trị nhận được khi tham gia vào ngành kinh doanh này. Ở một thị trường nóng bỏng như Việt Nam, nơi được rất nhiều nhà kinh tế xác định là tiềm năng nhất nhì của khu vực, hình thức kinh doanh đa cấp đang trỗi mình vươn lên. Tuy nhiên, hiện nay dư luận xã hội cũng như một vài cá nhân chưa hiểu rõ hình thức này hoặc bị hạn chế do những công ty kinh doanh bất chính gây tai tiếng nên họ vẫn còn định kiến, kéo lùi sự phát triển đáng lý. Nhưng những công ty kinh doanh chân chính như Amway, Avon, Oriflame,...đang gỡ dần định kiến về kinh doanh đa cấp tại Việt Nam và đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm cho các công ty trong tương lai muốn đi theo con đường kinh doanh này

Amway là lựa chọn mô hình đa cấp chân chính đã và đang làm rất tốt các chiến lược kinh doanh của mình. Sự thành công của Amway xuất phát từ nhiều mặt nhưng để thành công hơn trong tương lai, Amway cần tạo ra niềm tin, uy tín, độ nhận biết cao để tồn tại và phát triển hơn nữa với những chiến lược mục tiêu tối ưu hơn. Đó cũng là những khía cạnh được đề cập trong đề án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. www.Wikipedia.com, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Kinh doanh đa cấp”. 2. Hà Trung Hiếu (2013). Thực trạng kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

3. Richard Poe, Dịch giả Cù Hoàng Đức “Làn sóng thứ 3-Kỉ nguyên mới trong kinh doanh theo mạng”

4. Luật Cạnh tranh năm 2004

5. Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ, về quản lý hoạt động bán hành đa cấp

6. Trang web chính thức của Amway tại Việt Nam: https://ww\Y.amwav2u.com/cl/

7. Công ty TNHH Amway Việt Nam (3/2010). "Tài liệu giới thiệu sản phẩm” 8. Bảng xếp hạng 100 Doanh nghiệp bán hàng trực tiếp lớn nhất năm 2014 – Theo

2014 DSN Global 100).

9. Nguyễn Ngọc Hà (2010). Nghiên cứu mô hình Marketing đa cấp của tập đoàn Amway. Giải pháp cho hoạt động Marketing đa cấp tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại Thương

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU về mô HÌNH đa cấp (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w