Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý tài chính tại Viện Khoa học Lao động và Xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện khoa học lao động và xã hội, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 26 - 28)

học Lao động và Xã hội

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ: Tiếp tục làm rõ các cơ sở lý luận về các vấn đề của ngành; tiếp tục quá trình thể chế hoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước, bổ sung, sửa đổi luật, chính sách hiện hành về lao động, người có công và xã hội: Hiến pháp, Bộ Luật lao động (sửa đổi 2012), Luật BHXH, Luật Dạy nghề, Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…; xây dựng các luật mới gồm: Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu, Luật An toàn và vệ sinh lao động...; cung cấp các luận cứ phục vụ công tác chuẩn bị xây dựng các nhiệm vụ chiến lược, chương trình nghiên cứu cho giai đoạn 2016-2020; cung cấp luận cứ khoa học về các vấn đề lao động-xã hội khi Việt Nam tham gia cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Các nhiệm vụ khoa học-công nghệ về lao động, người có công và xã hội, ưu tiên nghiên cứu các vấn đề sau:

Lĩnh vực lao động, việc làm, tập trung nghiên cứu về việc làm xanh trong lĩnh vực lao động-xã hội; nghiên cứu phát triển việc làm bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững.

Lĩnh vực tiền lương, tiền công, quan hệ lao động, tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động; trả lương theo vị trí việc làm; nghiên cứu mức sống trung bình, mức sống tối thiểu và phân vùng mức sống tối thiểu; quan hệ lao động; quy chế trả lương của các doanh nghiệp.

Lĩnh vực môi trường và điều kiện lao động, đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Ngành lao động-thương binh và xã hội; Nghiên cứu và

hợp tác nghiên cứu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và đánh giá xác định nghề nặng nhọc, độc hại; Mở rộng và thúc đẩy các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo hướng hội nhập vào ASEAN.

Lĩnh vực giáo dục và dạy nghề, ưu tiên nghiên cứu các giải pháp, các hình thức dạy nghề, tiêu chuẩn dạy nghề, đổi mới chương trình giáo trình phù hợp với yêu cầu mới của Thị trường lao động.

Lao động nữ và bình đẳng giới, tập trung nghiên cứu lồng ghép giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm và ASXH; nghiên cứu lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và chính sách hướng tới việc làm bền vững tại Việt Nam; lồng ghép giới vào ASXH và xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong chính sách ASXH.

Lĩnh vực ASXH, nhiệm vụ trọng tâm là triển khai Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về chính sách xã hội và Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 15/NQ-TW. Các nghiên cứu tập trung vào: Cơ sở khoa học xây dựng sàn ASXH của Việt Nam, nghiên cứu đổi mới cơ chế thực hiện ASXH; đảm bảo cho mọi người dân mức tối thiểu về thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, nơi đặc biệt khó khăn; tăng cường hợp tác nghiên cứu quốc tế.

Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, tăng cường phối hợp nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng tệ nạn xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đề xuất xây dựng các chính sách quản lý tệ nạn xã hội theo tư

duy mới, theo cách tiếp cận mới đảm bảo tính hiệu quả, khả thi trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại viện khoa học lao động và xã hội, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w