Đối với tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 26 - 28)

- Chủ động cân đối và phân bổ nguồn lực của tỉnh kịp thời, đúng tiến độ.

- Triển khai xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi theo quy hoạch.

- Thực hiện tốt các chính sách về y tế, giáo dục, kế hoạch hóa gia đình.

- Ban hành các chính sách về thu hút đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân.

- Tăng cường đào tạo cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo của địa phương. Tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn người nghèo về cách làm ăn, chi tiêu, cách làm kinh tế gia đình, cách sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ để phát triển sản xuất.

- Có chính sách ưu đãi và dành một khoản ngân sách để đào tạo cán bộ cấp xã, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. - Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, luận văn đã trình bày về quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác giảm nghèo bền vững. Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, liên tục của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Chỉ ra định hướng mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh Hòa Bình và huyện Đà Bắc. Căn cứ vào những phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của huyện ở chương 2, luận văn cũng đã đưa ra một hệ thống bảy giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Bên cạnh đó luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với các cơ quan trung ương và tỉnh Hòa Bình nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất cho huyện Đà Bắc nói riêng và các địa phương khác nói chung thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

KẾT LUẬN

Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chủ trương này được hình thành ngay từ khi đất nước mới giành độc lập, được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng và thể hiện bằng cả hệ thống những chính sách từ Trung ương đến địa phương nhằm làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến mức thấp nhất; quan tâm đầu tư, hỗ trợ đến những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Được sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Đà Bắc đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế; Công tác tổ chức điều hành còn lúng túng, thiếu chủ động, sáng tạo; chưa cụ thể hóa các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đôi lúc chưa được thường xuyên, còn giao phó cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ làm công tác giảm nghèo thiếu ổn định, năng lực hạn chế. Bên cạnh đó một số cơ chế, chính sách giảm

nghèo còn nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.

Do đó, việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về chính sách giảm nghèo bền vững là rất cần thiết, làm nền tảng để kiến nghị, đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Với 3 chương, luận văn đã hệ thống được những khái niệm cơ bản về chính sách giảm nghèo; đánh giá thực trạng nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo trong thời gian qua và đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo trong thời gian tới. Cụ thể:

Chương 1, cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, ngoài việc phân tích một số khái niệm cơ bản như nghèo, giảm nghèo, chính sách giảm nghèo bền vững.

Chương 2, đánh giá thực trạng nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, luận văn đã tổng hợp, nghiên cứu và phân tích đặc điểm phát triển về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; Khái quát về thực trạng nghèo và giảm nghèo trên địa bàn huyện; đặc biệt là phân tích thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Chương 3, định hướng và mục tiêu giảm nghèo bền vững của Chính phủ, của tỉnh Hòa Bình và huyện Đà Bắc. Đề xuất bảy giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững. Để giải pháp có tính khả thi cao khi thực hiện, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị đối với Trung ương và tỉnh Hòa Bình có cơ chế, chính sách phù hợp, góp phần hoàn thiện chính sách giảm nghèo trong thời gian tới.

Trong quá trình thực hiện luận văn, không thể tránh khỏi những thiếu sót về cách tiếp cận, về những luận giải cũng như phong cách trình bày. Học viên rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp và bạn đọc để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình trong thời gian tới./.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w