Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 37)

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tạo ra được nguồn giống an toàn không mang mầm bệnh. Giám sát các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, giúp nông hộ phát triển sản xuất.

- Bố trí hợp lí và đầy đủ cán bộ khuyến ngư xã, huyện với trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, gần gũi với người dân nhằm phục vụ tốt trong công tác cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ.

29

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nuôi tôm của nông hộ đạt lợi nhuận trung bình 430 triệu đồng/ha/vụ tại tỉnh Sóc Trăng và 394 triệu đồng/ha/vụ tại tỉnh Kiên Giang.

Về hiệu quả kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình nuôi tôm tỉnh Kiên Giang là 89,98%, khác biệt không có ý nghĩa so với hiệu quả kinh tế tỉnh Sóc Trăng là 86,95%. Mức hiệu quả kinh tế cũng có sự biến động khá lớn giữa các hộ, hộ đạt mức hiệu quả cao nhất tại tỉnh Kiên Giang là 97,96% trong khi đó hộ thấp nhất đạt 55,35%. Tương tự, mức hiệu quả kinh tế nông hộ nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng cũng có sự biến động khá lớn, hộ lớn nhất đạt 97,58% trong khi hộ thấp nhất chỉ đạt 22,73%. Về hiệu quả môi trường, mức hiệu quả trung bình của mô hình tôm chuyển đổi tại địa bàn nghiên cứu đạt trung bình khoảng 91,77%, cụ thể đạt 89,73% ở tỉnh Sóc Trăng và 97,02% ở tỉnh Kiên Giang. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cho thấy nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang có thể giảm lần lượt khoảng 10,27% và 2,08% tổng lượng đầu vào các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường (thức ăn, thuốc và nhiên liệu) mà không làm giảm đầu ra trong điều kiện các đầu vào khác không đổi.

Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế theo mô hình một bước cho thấy có 03 yếu có ảnh hưởng ý nghĩa đến mức hiệu quả kinh tế của nông hộ: số ao, diện tích ao và mật độ, trong đó số ao có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với E(ui) và hai yếu tố còn lại có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch.

Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả môi trường, kết quả hồi quy Tobit cho thấy có năm yếu có ảnh hưởng ý nghĩa đến hiệu quả môi trường, trong đó ba biến kinh nghiệm, diện tích ao và mật độ

30

ảnh hưởng tỷ lệ thuận và hai biến Địa bànSố ao có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với hiệu quả môi trường.

Mặc dù nghiên cứu đã góp phần phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sử dụng nguồn lực (kinh tế và môi trường) cho nông hộ nuôi tôm vùng chuyển đổi, nhưng giới hạn của nghiên cứu là chưa xem xét sự đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và môi trường và chưa xác định được mức tối ưu về hiệu quả kinh tế và môi trường (quy mô diện tích ao, số ao nuôi, mật độ,…) để khuyến cáo nông hộ nuôi tôm.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)