KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam (Trang 26 - 27)

Trong phạm vi gần 160 trang nghiên cứu, luận án đã giải quyết được các mục tiêu cơ bản đặt ra bao gồm:

Thứ nhất, chương 1 đã xây dựng cơ sở lí luận về căng thẳng khu vực tài chính. Khái niệm và đặc điểm của căng thẳng khu vực tài chính đã được xem xét kỹ lưỡng để từ đó nghiên cứu về các nguyên nhân đến căng thẳng khu vưc tài chính, cũng như những tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực. Trong chương 1, kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc trong việc quản lý căng thẳng khu vực tài chính cũng đã được nghiên cứu để từ đó rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam liên quan đến các biện pháp phòng ngừa căng thẳng khu vực tài chính và các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế. Đây chính là cơ sở cho việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam trong chương 2.

Thứ hai, trong chương 2, tác giả đã khái quát sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam, trong đó tập trung vào giai đoạn từ năm 2005 đến 2017, đồng thời đã xem xét thực trạng căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam và tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực. Bằng các phân tích định tính và phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính dựa trên trọng số phương sai bằng nhau, tác giả đã chỉ ra giai đoạn khu vực tài chính Việt Nam trải qua căng thẳng nhất là giai đoạn từ đầu năm 2011 đến hết năm 2012. Bằng việc sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng (TVAR) tác giả cũng đã chỉ ra tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực, trong giai đoạn có căng thẳng khu vực tài chính (FSI cao hơn ngưỡng), căng thẳng khu vực tài chính tăng tác động tiêu cực đến GDP, làm cho GDP giảm.

Thứ 3, trên cơ sở lý luận và thực trạng căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam, trong chương 3, tác giả đã khái quát định hướng phát triển lành mạnh khu vực tài chính ở Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm phòng ngừa căng thẳng khu vực tài chính và đảm bảo ổn định vĩ mô. Các khuyến nghị chính sách gồm 4 nhóm: (1) khuyến nghị chính sách liên quan tới hình thành các chỉ tiêu cảnh báo sớm giai đoạn căng thẳng khu vực tài chính, (2) Khuyến nghị chính sách liên quan tới phát triển ổn định hệ thống tài chính, (3) Khuyến nghị chính sách nhằm quản lý hiệu quả dòng vốn vào và (4) Khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu tác động của căng thẳng tài chính.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)