Các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án nhân dân (Trang 27 - 31)

6 Đinh Thị Trang (2017), Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.71.

4.2. Các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

Một là, hoàn thiện pháp luật về mô hình, cơ cấu tổ chức của tòa án

Tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân theo cấp xét xử gồm 3 cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và Tòa án nhân dân tối cao; Thành lập Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm theo khu vực, không theo địa giới hành chính; Mỗi Tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm khu vực chỉ có một bộ phận văn phòng nhưng đội ngũ thẩm phán thì được phân công thành các ban khác nhau, trong đó có ban chuyên trách xét xử về tranh chấp thương mại.

Hai là, nâng cao trình độ, năng lực của thẩm phán trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Việc đào tạo đội ngũ thẩm phán phải mang tính chuyên nghiệp, được trang bị một cách hệ thống kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử; Phải coi thẩm phán

là một nghề, bổ nhiệm một lần, bổ nhiệm chức danh cho từng cấp xét xử; Pháp luật cần xác định quyền hạn độc lập và trách nhiệm cá nhân của thẩm phán trong quá trình xét xử; Cần có một đội ngũ hội thẩm riêng cho lĩnh vực xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại. Đội ngũ này phải có những yêu cầu: phải là thương nhân, có kiến thức về pháp luật ở mức độ nhất định, có uy tín và kinh nghiệm trong kinh doanh; không do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; không hoạt động theo nhiệm kỳ, mà tham gia hoạt động trong một tổ chức hiệp hội của giới doanh nhân8.

Ba là, nâng cao trình độ chuyên môn cho những người tiến hành tố tụng khác như Hội thẩm nhân dân, thư ký.

Thực tế thực thi pháp luật có thể lựa chọn các Hội thẩm nhân dân có trình độ chuyên môn về kinh doanh thương mại, có khả năng hòa giải, hoặc cùng thẩm phán đưa ra quyết định đúng đắn, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự. Cũng có thể lựa chọn các Hội thẩm nhân dân thay vì những người làm công tác khác nhau như hiện nay thì trong trường hợp lựa chọn Hội thẩm nhân dân chuyên trách giải quyết án tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án cần đề cao lựa chọn đối với những người chuyên hoạt động trong công tác pháp luật, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh như các thương gia giàu kinh nghiệm hoặc cũng có thể học tập theo một số quốc gia thuộc hệ thống Common Law có thể lựa chọn Hội thẩm nhân dân là những luật sư có kinh nghiệm nhiều năm, nhất là các luật sư chuyên tranh tụng về án kinh doanh, thương mại.

Thêm nữa, đối với thư ký chuyên trách giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng cần được đào tạo sâu về loại án này, đặc biệt là cách phân loại các vụ án để chuyển tải các vụ án tranh chấp đến thẩm phán. Trường hợp xác định loại vụ việc đơn giản thì cách xử lý phải khác, loại vụ việc phức tạp được chuyển đến các thẩm phán giàu kinh nghiệm xét xử, có thể phân cấp hội đồng xét xử thành nhiều cấp khác nhau. Đối với những thẩm phán giàu kinh nghiệm,

8Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án trong điều kiện hội nhập quốc tế, tại địa chỉ:http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-cua-toa-an-trong-dieu-kien-moi-hoi-nhap- http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-cua-toa-an-trong-dieu-kien-moi-hoi-nhap- quoc-te-64547.htm, truy cập ngày 06/12/2019.

chuyên gia trong việc giải quyết tranh chấp lớn, tranh chấp phức tạp cần có chế độ làm việc và chế độ đãi ngộ khác với các thẩm phán đơn thuần, không nên để cào bằng như hiện nay. Có thể phân định các loại án dành riêng cho số thẩm phán này. Có như vậy mới có thể nâng cao được chất lượng xét xử, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và thậm chí để doanh nghiệp có quyền lựa chọn các thẩm phán uy tín để giải quyết cho tranh chấp của mình và đương nhiên họ sẽ phải chịu mức chi phí cho việc lựa chọn này…

Bốn là, giảm tải về số lượng vụ việc phải đưa ra thụ lý xét xử tại tòa án

Một trong những biện pháp quan trong để nâng cao chất lượng công tác xét xử là giải quyết tình trạng quá tải cho tòa án thông qua việc tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của các biện pháp thương lượng, hòa giải và Trọng tài thương mại.

Ví dụ: Quá trình thụ lý, tòa án có thể loại trừ những trường hợp các bên đã cam kết ngay từ đầu là lựa chọn tòa án là cơ quan để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, theo đó tòa án chỉ thụ lý đối với các loại vụ việc đã được các bên đưa ra được bằng chứng là đã thương lượng, hòa giải nhưng không thành.

Thêm đó trong công tác xét xử tại tòa án cần nâng cao chất lượng công tác hòa giải tại tòa để đạt được sự dung hòa lợi ích cho các bên và cho xã hội. Đề cao hoạt động hòa giải để các bên tự thỏa thuận với nhau khi có tranh chấp xảy ra, giúp hạn chế thủ tục tố tụng rườm rà của tòa án.

Ngoài ra cần tuyên truyên cho người dân hiểu rõ ích lợi của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài thương mại để các bên đương sự hiểu rằng lợi ích lớn nhất của việc giải quyết tranh chấp là giảm thiểu xung đột, dung hòa lợi ích hợp pháp cho các bên và cho xã hội, hàn gắn các quan hệ kinh doanh chứ không phải vì kết quả "thắng - thua" khi đưa nhau ra tòa.

KẾT LUẬN

Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án là cả quá trình phức tạp kể từ khi nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án thực hiện các thủ tục tố tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua thì hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án vẫn còn nhiều bất cập, các nội dung về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại chưa được sửa đổi nhiều, vẫn còn chưa thực sự hợp lý. Bài viết đã đưa ra những đánh giá về các bất cập trong các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và đưa ra các giải pháp để giải quyết những bất cập đó. Trong đó, yêu cầu quan trọng và trên hết là cần có những văn bản hướng dẫn chuyên sâu trong phần tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại để làm căn bản cho công tác xét xử của cơ quan tòa án để các thẩm phán có những nắm bắt và chuyên môn tốt, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong quá trình xảy ra tranh chấp đòi hỏi công tác giải quyết được công bằng, khách quan, hiệu quả mà nhanh chóng, sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất và cung ứng dịch vụ, xây dựng mối quan hệ đối tác kinh doanh hài hòa, hợp tác…

Hy vọng rằng, bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ cho công tác hoàn thiện dần các nội dung giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án, đảm bảo cho công tác này có vị thế hơn nữa trong xã hội hiện đại, đồng thời xây dựng cho các doanh nghiệp mỗi khi có tranh chấp đều gửi gắm niềm tin tưởng và tôn trọng vào sự công tâm, khách quan của cơ quan tòa án. Qua đó để hướng tới chất lượng giải quyết án kinh doanh, thương mại bằng tòa án, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển chung của xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án nhân dân (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w