phố Hồ Chí Minh.
Theo những thông tin từ Bộ tài nguyên và Môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một trong những địa phương có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất Việt Nam với 38,5 triệu CO2, tương đương với Seoul, London và bằng cả nước New Zealand. Con số này cao nhất trong các tỉnh thành Việt Nam và chiếm khoảng 16% tổng lượng phát thải cả nước. Trong đó 46% lượng phát thải do sử dụng năng lượng từ các nguồn cố định như: các tòa nhà chung cư (dân cư, thương mại, hành chính và cơ sở hạ tầng; sản xuất công nghiệp và xây dựng; nông lâm nghiệp và thủy sản, phát tán từ dầu khí và khí thiên nhiên. Chiếm 45% là các hoạt động giao thông, 6% là chất thải, phần còn lại đến từ hai nguồn khác.
Nếu so sánh 91 thành phố tham gia chương trình mạng lưới các thành phố đối phó với biến đổi khí hậu, lượng phát thải khí nhà kính trên bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh lại cùng mức với thành phố Seoul, London… mặc dù thành phố Hồ Chí Minh phát triển kinh tế ít hơn so với các thành phố này.Còn nếu tính theo GDP bình quân đầu người, lượng phát thải này thuộc nhóm cao nhất thế giới – khoản 4.157 tấn/người.
Những con số thông kê đáng báo động hiện nay về lượng phát thải khí nhà kính tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+Thống kê của sở giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đến tháng 6 năm 2020, Thành phố đang quản lý 8,5 triệu phương tiện giao thông đường bộ, trong đó moto, xe máy là gần 7,8 triệu chiếc, chiếm 95% tổng lượng xe. Dự báo trong năm 2020, số lượng xe máy sẽ tiếp tục tăng lên đến 9 triệu chiếc, hầu hết điều sử dụng các loại nhiên liệu gốc Carbon chứa monoxit gây thải khí độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
+ Kết quả quan trắc chất lượng không khí của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, đến cuối năm 2020, các phương tiện giao thông, vận
tải trên địa bàn thành phố, đặc biệt là xe máy sẽ tạo ra lượng phát thải lên đến gần 17 triệu tấn các loại khí thải độc gồm HC (hydrocacbon), CO (Carbon monoxit), Nox (Oxit nito).
+ Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, với kịch bản phát triển này, nếu không có bất kì hành động giảm thiểu nào thì đến năm 2030, lượng phát thải Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng khoảng 2,6 lần so với hiện tại, tức là lên đến 44 triệu tấn.
Để giảm phát thải khí nhà kính, hiện sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh phối hợp các sở, ngành, đơn vị thực hiện hoạt động dự án SPI-NAMA (hoạt động giảm nhẹ khí thải nhà kính), cùng sự hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường và JICA. Cùng với đó, hiện thành phố đang trong quá trình xây dựng đô thị thông minh, trong đó việc giám sát tác động các chỉ số môi trường và giám sát người dân được triển khai nhiều nơi, góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh cho mọi người.
Thành phố đang đang tiếp tục tham gia dự án SPI-NAMA với mục tiêu là phân tích và đề xuất các chính sách nhằm thực hiện quả kết hoạch hành động về biến đổi khí hậu, với trọng tâm là các cơ sở có mức phát thải lớn và thí điểm dự án tăng cường hiệu quả cho tòa nhà cao tầng. Đồng thời, dự án sẽ tiếp tục hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp thành phố, tiếp tục xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm tra mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho hoạt động giao thông và năng lượng.
Theo kết quả tính toán ban đầu, kịch bản phát triển thông thường năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh thải hơn 160 nghìn tấn CO2. Tuy nhiên, nếu thực hiện năm hoạt động giảm phát thải nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp, cao ốc, dân dụng, giao thông và năng lượng tái tạo thì đến năm 2030, lượng phát thải thành phố chỉ còn 113 nghìn tấn CO2, giảm 21% so với tính toán ban đầu.
Giai đoạn sau năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục kiểm kê khí nhà kính hai năm/lần vào các năm chẵn, triển khai các nội dụng của kết hoạch thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, xây dựng quy trình cung cấp dữ liệu định kỳ từ các nguồn phát thải khí nhà kính lớn và từ các đơn vị triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải…..
Bên cạnh đó Thành Phố Osaka hỗ trợ Thành Phố Hồ Chí Minh về việc giảm phát thải khí nhà kính. Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi
thành phố phải có những giải pháp hữu hiệu, lâu dài gắn với sự phát triển thông qua những việc cụ thể hóa các giải pháp môi trường, và hợp tác quốc tế. Osaka, một trong những thành phố có công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Nhật Bản đã hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hiệu quả trong các dự án bảo vệ môi trường. Qua chương trình phát triển thành phố phát thải Carbon thấp, thành phố Osaka đã hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030, đặc biệt hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng mô hình dự báo phát thải khí nhà kính.
Về mặt dài hạn, thành phố Hồ Chí Minh cần có sự nghiên cứu về thuế Carbon, đây là thuế đánh vào lượng khí thải CO2, từ quá trình đốt nhiên liệu Carbon, điển hình như việc kiếm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông. Nó có thể được xem là kỳ vọng trở thành một sắc thuế quan trọng để giảm luồng Carbon hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Nguồn: +https://vnexpress.net/tp-hcm-phat-thai-khi-nha-kinh-bang-ca-nuoc-new-zealand- 3664148.html +https://www.vietnamplus.vn/tp-hcm-day-manh-giam-phat-thai-carbon-trong-giao- thong-van-tai/650947.vnp +http://moitruong24h.vn/chung-tay-giam-phat-thai-khi-nha-kinh.html IV. Kết Luận
• Các loại thuế bảo vệ môi trường
• Định nghĩa về thuế - phí bảo vệ môi trường
• Tổng quan về các dự án cho thị trường Carbon
• Câu chuyện định giá – vấn đề nhức nhối hiện nay
• Tiềm năng của thuế Carbon và tầm quan trọng
• Tổng quan về thuế Carbon ở Việt Nam
• Những thành tự mà Việt Nam
Thuế Carbon có thể được xem là một giảm pháp hữu hiệu trong việc giảm lượng phát thải khí nhà kính. Đây là một vấn đề mang tính quốc gia cần phải có những bước tiến phát triển một cách cụ thể. Đối với bản thân em thì vẫn không biết nó sẽ ra sau nhưng vẫn mong nó phát triển thành một thị trường ở Việt Nam chứ không phải là những dự án trên giấy tờ.