Thành phần sâu hại đậu rau vụ xuõn hố 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu miệng nhai thuộc bộ cánh vẩy (lepidoptera) hại đậu rau vụ xuân hè 2011 tại gia lâm, hà nội và phụ cận (Trang 30 - 35)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần sâu hại đậu rau vụ xuõn hố 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội

Trước đây đó cú một số công trình nghiên cứu về thành phần sâu hại đậu rau. Trờn cỏc cây họ đậu khác nhau sẽ có những loài sâu hại chính cũng khác nhau. Các chỉ tiêu mà chúng ta theo dõi có thể thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của các yếu tố sinh thái (khí hậu thời tiết, giống đậu, kỹ thuật canh tác, đặc biệt là sự tác động của thuốc hoá học). Vì vậy, chúng tôi đã tìm hiểu các chỉ tiêu trên trong vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả điều tra, thu thập các loài sâu hại trên đậu rau được ghi lại ở bảng 1.

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, trong điều kiện vụ xuõn hố 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội, trờn cõy đậu rau xuất hiện 29 loài sâu hại thuộc 8 bộ và 18 họ côn trùng. Trong đó Bộ cánh vảy (Lepidoptera) và Bộ cánh cứng (Coleoptera) có nhiều loài nhất, trong đó Bộ cánh vảy (Lepidoptera) gồm 8 loài thuộc 4 họ côn trùng, Bộ cánh cứng (Coleoptera) gồm 7 loài thuộc 4 họ côn trùng, Bộ cánh nửa (Hemiptera) có 5 loài thuộc 3 họ, Bộ hai cánh có 1 loài thuộc 1 họ, Bộ cánh thẳng có 3 loài thuộc 2 họ và Bộ cánh đều có 3 loài thuộc 3 họ, Bộ cánh tơ có 1 loài và 1 họ và Bộ Nhện gồm 1 loài thuộc 1 họ.

Trong số các loài sâu hại thu được thỡ cú 2 loài sâu hại chủ yếu nhất đó là sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. và ruồi đục lá Liriomyza sativae Blanch. nhưng chủ yếu gây thiệt hại nặng nhất và trực tiếp nhất.

+ Sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. là loài có tác động gây hại nặng nhất cho đậu đũa. Chúng không những đục vào quả, ăn hạt làm giảm năng suất mà ngay khi cây trồng đang ở giai đoạn sinh trưởng cũng bị phá hại ở các bộ phận còn non như chồi ngọn, đỉnh sinh trưởng và thậm chí ở cành (Nguyễn Quý Dương, 1997).

Bảng 4.1. Thành phần sâu hại trên đậu rau vụ Xuõn Hố 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ - Họ Mức độ

phổ biến

I BỘ CÁNH VẢY LEPIDOPTERA

1 Sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. Pyralidae +++(*)

2 Sâu cuốn lá đầu nâu Hedylepta indicata Fabr. Pyralidae +

3 Sâu cuốn lá đầu đen Archips asiaticus Walsingham Tortricidae +

4 Sâu khoang Spodoptera litura Fabr. Noctuidae +

5 Sâu xám Agrotis ipsilon Hufnagel Noctuidae +

6 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner. Noctuidae -

7 Sâu róm Euproctis sp. Lymantridae +

8 Sâu đo xanh Argyrogramma signata Fabr. Noctuidae

II BỘ HAI CÁNH DIPTERA

11 Cào cào nhỏ Atractomorpha chinensis Bolivar. Acrididae +

12 Dế dũi Gryllotalpa orientalis Burmeisten. Gryllotalpudae -

IV BỘ CÁNH ĐỀU HOMOPTERA

13 Rệp đậu đen Aphiscraccivora Koch Aphididae +++

14 Rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens Fabr. Cicađelliae ++

15 Bọ phấn Bemisia tabaci Gennadlus. Aleyrodidae ++

V BÔ CÁNH NỬA HEMIPTERA

16 Bọ xít tròn nâu Megacopta sp. Plataspidae ++

17 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg. Alydidae -

18 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus. Pentatomidae +

19 Bọ xít đen Scotinophora lurida Burm. Pentatomidae +

20 Bọ xít vai bạc Pierodozus hybneri Gmelin Pentatomidae +

22 Bọ nhảy sọc thẳng Medythia suturalis Mots. Chrysomelidae +

23 Bọ bầu vàng Aulacophora similisOliver. Chrysomelidae ++

24 Câu cấu xanh lớn Hypomemes squamosus Fabr. Curculionidae +

25 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi Reitter. Curculionidae +

26 Ban miêu đen Epicauta impressicornis Pic. Meloidae +

27 Bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata Fabr. Coccinellidae +

VII BỘ CÁNH TƠ THYSANOPTERA

28 Bọ trĩ Thrips palmi Karny. Thripdae ++

VIII BỘ NHỆN ACANINA

29 Nhện đỏ hại lá Tatranychus sp. Tetranychidae +

Ghi chú: (+++): Rất phổ biến (- ): Rất ít phổ biến (++ ): Phổ biến (*): Sâu hại chính (+): Ít phổ biến

Tuy nhiên quả vẫn là thức ăn ưa thích nhất của chúng. Khi cây đậu ra nụ và hoa thỡ chỳng chuyển sang gây hại trờn cỏc bộ phận này. Quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng, loài sâu đục quả Maruca vitrata có thể gây hại từ 30 đến hơn 50% số quả trong điều kiện không phun thuốc. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cả ở trong nước và ngoài nước. Taylor (1974) từ những nghiên cứu thực địa cho thấy sâu đục quả có thể xuất hiện và gây hại sớm từ trước khi cây đậu đũa ra hoa và sống trờn bỳp, ngọn, thân cây và ở cả chồi. Khi cây đậu ra hoa thỡ sõu non chủ yếu sống trên hoa và nụ hoa, khi có quả sâu non tấn công đục vào quả. Nguyễn Quý Dương (1997) cho thấy sâu đục quả có thể xuất hiện và gây hại sớm từ trước khi cây đậu đũa ra hoa và sống trờn bỳp, ngọn, thân cây, ở các chồi. Khi cây đậu ra hoa thỡ sõu non chủ yếu sống trên hoa và nụ hoa, khi có quả sâu non tấn công đục vào quả. Nguyễn Quý Dương (1997) cho thấy sâu đục quả ( Maruca vitrata) xuất hiện và gây hại trờn cõy đậu đũa với mật độ cao nhất là 2,85 con/cõy vào thời kỳ cây ra hoa, quả non và tỷ lệ hại cao nhất là 32,72 % ở giai đoạn quả chắc.

Ruồi đục lá những năm gần đây đã trở thành một trong những loài gây thiệt hại khá lớn đến năng suất đậu đũa. Ấu trùng của ruồi đục lá Liriomyza sativa Blanh tạo ra những vết đục ngoằn ngoèo trong lá, khởi điểm là những đường rất hẹp sau đó lớn dần, mầm cây cũng có thể bị hại, (một số loài có thể hại trên cả thân cây.

Trứng của ruồi đục lá đẻ ngay phía trong nhu mô lá và 2 – 5 ngày trứng sẻ nở tuỳ vào nhiệt độ, rất khó phát hiện trong nhu mô lá bằng mắt thường. Sâu non ăn chủ yếu nhu mô lá và phát triển trong thịt lá qua 3 tuổi, sâu non mới nở không mầu,sau đó chuyển sang màu vàng cam hơi xanh và đến tuổi 3 thì có màu vàng cam. thời gian phát triển khác nhau, tuỳ vào nhiệt độ và thức ăn, thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày ở nhiệt độ >240C, nếu nhiệt độ > 300C thỡ sõu non chết nhanh chóng theo nhiệt độ.

Theo nghiên cứu của Hội Bảo Vệ Thực Vật Nhật Bản, truởng thành chích lỗ trờn lỏ bằng ống đẻ trứng, hút nhựa hoặc đẻ trứng vào trong lá để lại

vết thương trắng mờ kích thước 0,13 – 0,15mm, vết đẻ trứng có kích thước bé hơn 0,05mm và có kích thước tương đối đồng nhất. Chúng chỉ châm vào các lá bánh tẻ (khụng chớch vào lá non), trưởng thành đực không có ống đẻ trứng nên phải nhờ vào lỗ châm của con cái để lấy thức ăn. Sâu non ăn nhu mô lá tạo ra đường đục lớn có màu trắng, xung quanh lỏ vựng bị đen ướt, chúng đục thành những đường ngoằn ngoèo, đường này lớn dần khi ấu trùng đẫy sức.

Thiệt hại do ruồi đục lá, làm rụng lá phía trên gây nên hiện tượng cháy quả, rám nắng, giảm khả năng quang hợp của cây do đó khả năng tích luỹ dinh dưỡng của cõy kộm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Những giai đoạn nhất định thì bọ xít xanh, sâu khoang cũng có sự gây hại đáng kể cho hoa và quả, đặc biệt là bọ xít xanh, chúng thường xuất hiện với số lượng lớn, khi đú chỳng bỏm kớn trờn bề mặt quả và chớch hỳt dịch quả làm quả bị teo quắt lại, héo và rụng. Ngoài những loài sâu hại ở trên thỡ cũn một số loài sâu hại khác như sâu cuốn lá, rệp đậu cũng là những loài sâu hại quan trọng gây hại trờn cõy đậu rau. Hầu hết các loài sâu hại đều xuất hiện vào thời kỳ cây đậu chuẩn bị ra hoa và tồn tại đến cuối vụ. Tuy nhiên có một số loài xuất hiện sớm và tồn tại trong cả vụ như sâu đục quả, sâu khoang. Một số loài chỉ xuất hiện ở những giai đoạn nhất định như bọ xít xanh, bọ xít đen, ruồi đục lá.

Một phần của tài liệu Đề tài : Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu miệng nhai thuộc bộ cánh vẩy (lepidoptera) hại đậu rau vụ xuân hè 2011 tại gia lâm, hà nội và phụ cận (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w