Tăng cường xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh

3.2.10. Tăng cường xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân

quyền tiếp cận công lý của người dân

- Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch đánh giá chất lượng vụ việc TGPL theo định kì và hàng năm, trong đó xác định cụ thể các hình thức và nhiệm vụ đánh giá vụ việc TGPL.

- Ban hành quy chế, quy định về xây dựng nề nếp, tác phong làm việc trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, phân công đánh giá chất lượng vụ việc TGPL trong các tổ chức thực hiện TGPL.

- Đảm bảo sự hài hòa, cân đối trong việc phân công cán bộ đánh giá chất lượng vụ việc

TGPL tránh sự lúng túng khi thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động này.

3.2.9. Nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý giữa các cơquan, ban, ngành, các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quan, ban, ngành, các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

UBND tỉnh Bắc Giang cần tiến hành xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trên từng lĩnh vực theo từng đối tượng và phạm vi cụ thể nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân. Tăng cường và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các tổ chức thực hiện TGPL với các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể khi thực hiện các hoạt động TGPL lưu động tại cơ sở.

3.2.10. Tăng cường xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm bảo đảm quyền tiếp cậncông lý của người dân công lý của người dân

- Tăng cường hoạt động TGPL của các tổ chức này trên cả hai phương diện là số lượng và

chất lượng vụ việc TGPL, tận dụng các nguồn lực sẵn có của các tổ chức này.

- Thực hiện chi trả tiền bồi dưỡng theo vụ việc đối với tất cả luật sư thực hiện TGPL trừ những luật sư thực hiện theo nghĩa vụ được quy định trong Luật Luật sư.

- Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội tham gia thực hiện hoạt động TGPL trên cơ sở các hình thức: Cung cấp các tài liệu về hoạt động TGPL cho các tổ chức xã hội gắn với chức năng, nhiệm vụ và từng lĩnh vực hoạt động của các tổ chức xã hội; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng TGPL cho cán bộ tư vấn của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức xã hội; hỗ trợ kinh phí, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cung cấp cho Hội luật gia và một số tổ chức xã hội khác khi tham gia thực hiện hoạt động TGPL cho người dân.

KẾT LUẬN

Bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hoạt động TGPL ở tỉnh Bắc Giang là hoạt động phù hợp với nguyện vọng của người dân, hoạt động này đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Qua đó, giúp người dân trên địa bàn tỉnh cũng như các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý nâng cao hiểu biết pháp luật, tự nhận thức đúng về quyền và nghĩa vụ của mình cũng như lựa chọn cho mình được cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật.

Luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận, pháp lý về bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hoạt động TGPL ở Việt Nam nói chung, phân tích phương thức và nội dung bảo đảm quyền tiếp cận công lý gắn liền với thực tiễn tỉnh Bắc Giang, kết quả thực hiện hoạt động TGPL trong 5 năm qua, từ đó đánh giá được những thành tựu và hạn chế của hoạt động này. Việc khảo sát cho thấy bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hoạt động TGPL ở tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả tích cực, giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tự lựa chọn được cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này vẫn còn một số khó khăn và hạn chế nhất định như: Phương thức thực hiện TGPL chưa đúng trọng tâm, trọng điểm; nguồn nhân lực, kinh phí cho hoạt động TGPL còn hạn chế, chưa thường xuyên; công tác xã hội hóa hoạt động TGPL còn chậm,…nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế này là do quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn chưa hoàn thiện, kinh phí cấp cho hoạt động TGPL còn thấp, chưa có biện pháp huy động trong công tác xã hội hóa.

Luận văn cũng cho thấy nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hoạt động TGPL ở tỉnh Bắc Giang là một yêu cầu khách quan. Yêu cầu này không những phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà quan trọng là hướng đến việc bảo vệ quyền con người nói chung và quyền lợi của các đối tượng được hưởng TGPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hoạt động TGPL ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới là: Tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, giám sát, quản lý Nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh Bắc Giang đối với hoạt động TGPL; nâng cao chất

lượng văn bản pháp quy của tỉnh Bắc Giang đồng thời kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật Nhà nước về TGPL đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người dân; nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TGPL cho người dân trên địa bàn tỉnh; xây dựng toàn diện các hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến công tác TGPL ở tỉnh Bắc Giang; không ngừng đổi mới phương pháp, vận dụng linh hoạt các hình thức TGPL nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ những người tham gia thực hiện TGPL; củng cố các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TGPL nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân; nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả vụ việc TGPL nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân; nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp thực hiện TGPL giữa các cơ quan, ban, ngành, các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội với tổ chức thực hiện TGPL; tăng cường xã hội hóa hoạt động TGPL nhằm bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân.

Những giải pháp này cần được triển khai đồng bộ trên thực tế, có sự tham gia, phối hợp hiệu quả của các chủ thể có thẩm quyền và quan trọng hơn cần có sự chung tay của người dân trên cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền tiếp cận công lý thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh bắc giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w