Cài đặt mô phỏng và kết quả

Một phần của tài liệu đồ án cải tiến tính năng điều khiển tắc nghiễn của giao thức sctp (Trang 38)

4.2.1. Cấu hình

Trong mô phỏng này, khóa luận sẽ sử dụng mô hình topo dạng lưới 6x6 với tổng cộng 36 nút mạng. Sử dụng 2 thực thể SCTP ở 2 cạnh chéo góc của mô hình, mỗi thực thể được gắn một nguồn phát FTP. Bên cạnh đó, kịch bản còn bao gồm 4 liên kết TCP, trong đó các thực thể cũng được gắn với các nguồn phát FTP để làm tăng độ bận của môi trường. Trong quá trình chạy, thông lượng của SCTP sẽ được tính toán dựa trên file trace (file lưu vết) sau quá trình chạy bằng cách sử dụng công cụ awk để tính toán. Chi tiết cấu hình như bảng mô tả bên dưới:

39

Bảng 4- 1 Cấu hình mô phỏng

Topo Cấu hình

Khoảng cách truyền 250m Độ nhạy cảm với năng lượng 97.3dBm

Thời gian SIFS 0.000016 Kích cỡ gói tin 1000 Chu kỳ gửi heartbeat 30

Di chuyển nút mạng Không Kích thước Topo (chiều ngang) 700

Kích thước Topo (chiều dọc) 700 Số lượng nút 36

Giao thức định tuyến AODV

4.2.2. Kết quả thí nghiệm

Với topo trên, sau khi thực hiện chạy 15 lần để đánh giá. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4- 2 Kết quả thí nghiệm

STT Chưa cải tiến (kbps)

Sau cải tiến (kbps) 1 336.81 458.89 2 346.2 422.86 3 325.94 383.87 4 464.85 389.64 5 409.5 376.8 6 404.12 221.38

40 7 375.16 390.55 8 202.89 427.25 9 275.91 311.12 10 425.37 324.72 11 401.18 356.92 12 336.8 369.84 13 336.27 378.78 14 319.52 413.73 15 281.42 351.01 Tổng thông lượng 5241.94 5577.36

Thông lượng trung bình

349.46 371.82

Hình 4. 1 Biểu đồ so sánh thông lượng trung bình

4.2.3. Đánh giá

Dựa trên kết quả thu được ở trên có thể thấy thông lượng trung bình của giao thức SCTP khi áp dụng phương pháp xuyên tầng cao hơn so với thông lượng trung bình của giao thức SCTP ban đầu. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng với giao thức SCTP ban đầu trong một số trường hợp mô phỏng thì thông lượng xuống rất thấp do sự thay đổi của giá trị cwnd khi gặp lỗi. Với phương pháp xuyên tầng chúng ta thấy rằng lưu lượng tương đối ổn định. Từ đó cho thấy phương pháp đề xuất đã cải thiện đáng kể hiệu năng trong giao thức SCTP, điều này được thể hiện thông qua các kết quả đo thông lượng trung bình của toàn bộ đường truyền.

41

KẾT LUẬN

Khóa luận “Cải tiến tính năng điều khiển tắc nghẽn của giao thức” đề cập đến phương pháp giao tiếp xuyên tầng và áp dụng giao thức SCTP vào mạng MANET sử dụng thông số MAD để điều chỉnh tính năng điều khiển tắc nghẽn. Sau quá trình nghiên cứu, khóa luận đã đạt được một số kết quả nhất định dựa trên các mô hình mô phỏng .

Khóa luận đã trình bày tổng quan về khái niệm và các đặc điểm của mạng MANET, các ứng dụng thực tiễn của mạng MANET. Tìm hiểu tổng quan kiến trúc giao thức SCTP, đặc tả cấu trúc gói tin cũng như các tính năng của giao thức. Tập trung vào nghiên cứu tính năng điều khiển tắc nghẽn để đề xuất phương pháp cải tiến áp dụng phương pháp giao tiếp xuyên tầng dựa trên giá trị MAD tại tầng MAC. Sau các thí nghiệm với bộ mô phỏng NS-2, khóa luận đã đưa ra được các số liệu, đồ thị so sánh về các kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp được đề xuất.

Mặc dù vậy, do điều kiện và thời gian hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Trong tương lai gần, khóa luận sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng đề xuất với các topo mạng có hình dạng, kích thước khác nhau, có các nút di chuyển …để đưa ra được các kết quả khác nhau nhằm đánh giá chính xác về tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp vào mạng MANET. Ngoài ra, trong mạng MANET còn nhiều chủ đề thú vị, đáng quan tâm, nghiên cứu, khảo sát như: vấn đề an ninh bảo mật trong mạng MANET, đảm bảo chất lượng dịch vụ, multicast trong mạng MANET.

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

[1] Nguyễn Ngọc Hà, Nghiên cứu cải thiện giao thức SCTP trong mạng MANET, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2014

[2]Trần Trúc Mai, Dương Lê Minh, “Cải tiến cho điều khiển tốc độ tầng giao vận trong mạng không dây đa bước”, Tạp chí Bưu chính Viễn thông, tháng 6/2013

Tài liệu Tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3]A. Kumar and L. Jacob, “SCTP vs TCP: Performance Comparison in MANETs.”,

Proc. of the 29th Annual IEEE Intl. Conf. on Local Computer Networks, 2004.

[4] Elena Meshkova, Janne Riihijärvi and Petri Mähönen “Learning in Cross-layer Wireless Network Optimization”

[5] H. Zhai, X. Chen, and Y. Fang, “Improving Transport Layer Performance in Multihop Ad Hoc Networks by Exploiting MAC Layer Information. IEEE Transactions on Wireless Communications”, 6(5):1692–1701,2007

[6] H. Zimmermann, “OSI reference model—The ISO model of architecture for open systems interconnection.”, Norwood, MA, USA: Artech House, Inc., 1988, ch. 1, pp. 2- 9.

[7] IEEE Computer Society, “IEEE 802.11-2007, Wireless LAN Medium Access Control (MAC) and Physical Layer (PHY) Specifications”, June 2007.

[8] Kitae Nahm, Member, IEEE, Ahmed Helmy, Member, IEEE, and C.-C. Jay Kuo, Fellow, IEEE” Cross-Layer Interaction of TCP and Ad Hoc Routing Protocols in Multihop IEEE 802.11 Networks”.

[9] Le Minh DUONG, Lynda ZITOUNE, V´eronique V` EQUE “MAC-aware Rate Control for Transport Protocol in Multihop Wireless Networks”.

[10] Le Minh DUONG, Lynda ZITOUNE, V´eronique V` EQUE “Improvement for Rate-based Protocols in Multihop Wireless Networks”.

[11] Le Minh DUONG, Lynda ZITOUNE, V´eronique V` “A Medium Access Delay MAC aware Metric for Multihop Wireless Networks”.

[12] M. Huynk, M. Gupta and P. Mohapatra, “Performance Comparison of TCP and SCTP in Mobile Ad Hoc Networks”.

43

[13] M. Li, C. Lee, E. Agu, M. Claypool, and R. Kinicki, “Performance Enhancement of TFRC in Wireless Ad Hoc Networks.” DMS ’04:Proceedings of the 10th International Conference on Distributed Multimedia Systems, 2004

[14] R. Stewart, Ed. , “Stream Control Transmission Protocol”, RFC 4960, September 2007.

[15] S. Corson, J. Macker, “Mobile Ad hoc Networking (MANET): Routing Protocol Performance Issues and Evaluation Considerations”, RFC 2501, January 1999.

[16] Yingqun Yu, Student Member, IEEE, and Georgios B. Giannakis, Fellow, IEEE “Cross-Layer Interaction of TCP and Ad Hoc Routing Protocols in Multihop IEEE 802.11 Networks”

Một phần của tài liệu đồ án cải tiến tính năng điều khiển tắc nghiễn của giao thức sctp (Trang 38)