Quy trình cơ chế Switching.

Một phần của tài liệu đồ án tối ưu hóa truyenf multicast trogn giải thuật truyền dữ liệu video stream ming (Trang 36 - 38)

Chương 4: Xây dựng cây cân bằng.

4.3.2. Quy trình cơ chế Switching.

Để có thể hiểu rõ hơn về quy trình trong cơ chế switching, cơ chế tối ưu hóa cây cân bằng, thì các bước xử lý trong cơ chế được thể hiện rõ trong hình 4.7 sau:

28

Hình 4.7: Cơ chế Switching

STABILIZE_MESSAGE là một thông báo mà một nút gửi đi mong muốn nút nhận được kiểm tra lại danh sách các nút con, tìm kiếm một nút có băng thông lớn hơn. Sau khi nhận được STABILIZE_MESSAGE của bất kỳ một nút nào trong mạng, nút đó sẽ kiểm tra lại xem trong danh sách nút ứng viên của nó, có nút nào mà băng thông lớn hơn băng thông của nó hay không. Yếu tố thời gian sống của một nút không được xem xét trong việc lựa chọn này. Bởi vì, yếu tố đó đã được chọn lựa trong thời gian hình thành danh sách các nút ứng viên của mỗi nút. Có nghĩa là, sau một khoảng thời gian nào đó sau khi một nút có băng thông lớn tham gia vào mạng thì mới được thêm vào danh sách các nút ứng viên này, chứ không phải nó sẽ được thêm ngay lập tức sau khi tham gia vào mạng cho dù nó có băng thông lớn so với các nút khác.

Sau khi kiểm tra danh sách các nút ứng viên, nếu nó tìm được một nút nào đó có băng thông lớn hơn băng thông của nó, nó sẽ gửi ngay một SWITCH_REQUEST_MESSAGE đến nút đó. SWITCH_REQUEST_MESSAGE là thông báo mà nút gửi yêu cầu nút nhận được thông báo này đổi vị trí lên vị trí của chính nó. Trong trường hợp có nhiều nút có băng thông lớn hơn băng thông của nút hiện tại, thì nút đó sẽ chọn nút có băng thông lớn nhất để gửi yêu cầu đổi chỗ.

Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những việc cần làm sau khi đã gửi yêu cầu đổi chỗ của cả hai nút và các nút liên quan. Đây cũng chính là phần cốt lõi của cơ chế tối ưu hóa cây cân bằng này.

Hình 4.8 là hình ảnh minh họa sơ đồ cây của chúng tôi, dựa vào đó, chúng ta có thể phân tích các trường hợp cũng như các cơ chế được rõ ràng hơn. (Lưu ý rằng, các nút trắng trong sơ đồ của chúng tôi chỉ có tác dụng tượng trưng cho các nút con, các nút lá mà không có ảnh hưởng trong cơ chế của chúng tôi). Trong sơ đồ cây của chúng ta, để không mất tính tổng quát, giả dụ nút B sẽ là nút nhận được STABILIZE_MESAGE và nó sẽ tìm trong danh sách nút ứng viên của nó xem có nút nào có băng thông lớn hơn băng thông của chính nó hay không. Nếu tồn tại một nút có băng thông thực sự lớn hơn băng thông của nút B, thì nó sẽ gửi SWITCH_REQUEST_MESSAGE đến nút đó. Ở đây, các nút mà B có thể gửi SWITCH_REQUEST_MESSAGE là các nút C,D,E,F,G. Tới đây, việc chuyển đổi vị trí các nút lại được chia ra thành các trường hợp khác nhau do mỗi quan hệ của tập các nút là không như nhau trong cấu trúc cây. Chúng tôi chia vấn đề này thành ba trường hợp riêng biệt: nút B và nút được gửi tin nhắn là hai cha con, nút được gửi tin nhắn là nút lá, nút B và nút được gửi tin nhắn không có hai đặc điểm như trên.

Một phần của tài liệu đồ án tối ưu hóa truyenf multicast trogn giải thuật truyền dữ liệu video stream ming (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)