Yêu cầu chung của các kiểu ghép

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình Một số giống chủ lực và kỹ thuật nhân giống cây họ cam quýt (Trang 31 - 34)

• Cành ghép và gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt (cành ghép và gốc ghép phải cùng họ).

• Cành ghép và mắt ghép trong điều kiện vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao

• Ghép có thể thực hiện suốt năm, nhưng mùa xuân là thời gian tốt nhất cho các công việc ghép cây, riêng ghép mắt thường thực hiện vào mùa hè sẽ tốt hơn vì là thời điểm lớp vỏ của gốc ghép tách dễ dàng (Nguyễn Duy Minh, 2004).

• Phải cho cành ghép và gốc ghép tiếp xúc tượng tầng với nhau. -> Ghép mắt và ghép nêm là 2 phương pháp ghép được sử dụng phổ biến cho cây ăn quả có múi

Ghép mắt

Đặc trưng của phương pháp ghép mắt là không cắt ngọn khi ghép.

• Mắt ghép là miếng vỏ còn tươi, mắt sắp nảy còn nguyên vẹn, sạch bệnh, không được sây sát và hơi nảy.

• Mắt ghép nên lấy trên cành xiên, to 3 - 5 cm, gỗ đã cứng và vỏ màu chì xám.

Cách ghép

Bóc một mảnh vỏ trên cành bánh tẻ của gốc ghép và bóc một mắt ở nách lá của cây ghép. Áp mắt vào chỗ đã bóc vỏ của gốc ghép, buộc chặt lai.

Ghép cửa sổ

• Vạch 4 nhát thành hình chữ nhật kích thước 4 x 1,5 cm trên vỏ cành lấy mắt để bóc mắt.

• Trên gốc ghép cũng bóc đi một mảnh giống thế, tạo hình cửa sổ, đặt mảnh vỏ có mắt vào vừa khít, lấy dây nilông buộc chặt lại.

• Nên ghép vào đầu mùa mưa để cành ghép và gốc ghép có nhiều nhựa và dễ bóc.

Hình 17 Ghép cửa sổ 1: Cắt vỏ trên gốc ghép

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình Một số giống chủ lực và kỹ thuật nhân giống cây họ cam quýt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)