CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy (Trang 26 - 29)

Nguyên tắc

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của Chủ nghĩa xã hội là gì?

a. Xây dựng xã hội dân chủ.

b. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. c. Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

d. Giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Đáp án đúng là:

c. Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

• Vì: Hồ Chí Minh cho rằng mục tiêu cao nhất của CNXH là không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là tiêu chí tổng quát để kiểm nghiệm tính chất XHCN của các lý luận và chính sách thực tiễn.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2

Theo Hồ Chí Minh, động lực quan trọng nhất của CNXH là gì?

a. Động lực vật chất. b. Động lực tinh thần. c. Động lực con người. d. Động lực văn hóa.

Đáp án đúng là: c. Động lực con người.

• Vì: Hồ Chí minh cho rằng, để xây dựng thành công CNXH, phải phát huy vai trò của các động lực, trong đó động lực con người là quan trọng, quuyết định nhất. Con người tức là mỗi cá nhân, cũng như toàn thể nhân dân lao động, nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3

Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm “to nhất” của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam là gì?

a. Từ một nước thuộc địa tiến lên CNXH.

b. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH, không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.

c. Từ một nước lạc hậu bị chiến tranh tàn phá tiến lên CNXH. d. Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến tiến lên CNXH.

Đáp án đúng là: b. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH, không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.

• Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ

nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, trên nền tảng của những giá trị truyền thống và khát vọng dân tộc.

• Những nội dung cơ bản về bản chất, mục tiêu và động lực của CNXH trong tư tưởng Hồ

Chí Minh có quan hệ biện chứng tạo thành một chỉnh thể thống nhất tạo nên giá trị phản ánh về CNXH có tính khoa học, tính nhân đạo và tính hiện thực sâu sắc.

• Loại hình, đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam vừa mang tính quy luật chung vừa mang tính đặc thù xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. • Thực hiện quá độ lên CNXH phải mang nội dung toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội, tròn đó đặc biệt phải chú trọng phát triển kinh tế.

• Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam chính là tiếp tục sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh, phú cường như Người hằng mơ ước.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)