đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng.
Từ tầm nhìn vĩ mô, môi trường văn hóa là một bộ phận hợp thành của toàn bộ môi trường xã hội, vì thế, nó có vai trò to lớn đối với sự ổn định phát triển và tiến bộ của toàn thể xã hội.
Thứ nhất, môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm giá trị và quan niệm phân phối xã hội một cách hợp lý, nhân văn, phù hợp với các tầng lớp khác nhau trong xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định.
Thứ hai, môi trường văn hóa ảnh hưởng tới ổn định xã hội thông qua quan hệ giữa con người với con người. Xã hội là do con người tổ chức hợp thành. Cá nhân, gia đình là tế bào của xã hội. Con người sống trong xã hội tất nhiên sẽ phát sinh nhiều loại quan hệ
24
và những mối quan hệ này ở những mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến ổn định xã hội. Phải tăng cường ý thức đạo đức bao gồm quan niệm đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Thông qua dư luận xã hội và hoạt động văn hóa làm cho các yêu cầu đạo đức trở thành một bộ phận hợp thành ý thức tư tưởng của mọi công dân.
Thứ ba, phải thực hiện công bằng xã hội. Môi trường văn hóa tạo cơ hội, tạo điều kiện hưởng thụ văn hóa, hưởng thụ giáo dục. Bên cạnh đó, việc hưởng thụ các giá trị tinh thần khác thông qua sách báo, truyền hình, ca nhạc, triển lãm, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái cũng rất quan trọng. Vấn đề đặt ra với chúng ta hiện nay là song song với việc mở rộng không gian và môi trường văn hóa, cần chú trọng hơn nữa chất lượng hưởng thụ văn hóa, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng phát triển nhanh và vùng phát triển chậm, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng các tộc người, các dân tộc và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội.
Nhận thức được vai trò của gia đình trong việc giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế, nuôi dưỡng giáo dục và cung cấp nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, Đảng ta luôn quan tâm đến xây dựng văn hóa gia đình. Xây dựng môi trường văn hóa và văn hóa gia đình đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước: “Xây dựng môi trường văn hóa với nội dung đầu tiên là xây dựng văn hóa gia đình “tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, trường học, đơn vị bộ đội), các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân.
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định một trong những nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa là thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam,
25
xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Các chương trình và đề án của Đảng đã khẳng định xã hội gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy phát huy các giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, bền vững là trách nhiệm của toàn Đảng và toàn dân.
Trên thực tế, xây dựng văn hóa gia đình hướng vào các mục tiêu cụ thể:
Nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội thâm nhập vào gia đình. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng chống, chống bạo lực gia đình, từng bước ngăn chặn và giảm bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc; cụ thể là các hoạt động viết về gương điển hình trong phòng, chống bạo lực gia đình; cuộc thi Câu lạc bộ gia đình chủ đề: Gia đình hạnh phúc, xây dựng kế hoạch mạng lưới quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010 - 2020. Trên thực tế, tình trạng ngoại tình, kết hôn bất hợp pháp, ly thân, chung sống không kết hôn, không muốn sinh con, lối sống thử, sống độc thân, kết hôn đồng tính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Theo số liệu thống kê hành vi đánh đập ngược đãi dẫn đến ly hôn chiếm khoảng hơn 50% trong tất cả các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
Tăng cường các giải pháp hữu hiệu nhằm kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ. Những hoạt động
26
hưởng ứng Ngày quốc tế hạnh phúc 20-3 với chủ đề Yêu thương và chia sẻ; các hoạt động kỷ niệm 15 năm ngày gia đình Việt Nam 28-6 với chủ đề Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương cùng với công tác truyền thông về lĩnh vực tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên các mối quan hệ trong gia đình ngày càng tốt đẹp, tiến bộ, văn minh. Đó là các quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái, quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trưởng thành nhằm hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tính năng động, tích cực của các thành viên trong gia đình tăng lên theo quá trình phát triển của đất nước. Năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế ngày càng được nâng cao; việc làm phong phú và đa dạng hơn đã tăng thu nhập và phúc lợi cho các hộ gia đình; đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo.
Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Trước lúc đi xa, viết trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một mong muốn to lớn, đó là “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Tư tưởng về phát triển hài hòa kinh tế và văn hóa của Người là định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa chính là mấu chốt của chiến lược phát triển bền vững. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện vật chất và nguồn sống cho phát triển văn hóa, nhưng phát triển kinh tế chưa bao giờ tách rời khỏi sự nâng đỡ của văn hóa. Văn hóa tuyệt đối không phải là vật phát sinh hoặc thứ yếu phụ thuộc một cách tiêu cực vào kinh tế mà trái lại, văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế...
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một lĩnh vực riêng trong tương quan với các lĩnh vực khác, chẳng hạn văn hóa khác với kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Nhưng theo nghĩa rộng, văn hóa chính là nhân hóa hoạt động của con người, đánh dấu sự vượt lên của con người đối với trạng thái tự nhiên. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách
27
toàn diện bản chất của văn hóa, sức ảnh hưởng của văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của con người…
Thấy rõ sức mạnh nội sinh của văn hóa, Người cho rằng, phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa... Văn hóa phải làm sao cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng... Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
Sau hơn 30 năm đổi mới, một mặt, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu khả quan, tạo tiền đề để từng bước nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Mặt khác, nền kinh tế thị trường ấy vẫn chưa hoàn thiện, chưa được quản lý có hệ thống, vai trò điều tiết của Nhà nước chưa được tổ chức chặt chẽ, lợi ích kinh tế cá nhân chưa được đặt trong tương quan mật thiết với lợi ích kinh tế cộng đồng. Đây cũng là lúc mặt trái của kinh tế thị trường nhanh chóng bộc lộ, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc, thậm chí có lúc gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với sự ổn định và phát triển của xã hội.
Trong điều kiện ấy, chắc chắn phát triển kinh tế sẽ có nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải tiến hành song song với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người. Rõ ràng, muốn tạo nên một đất nước cường thịnh, nhất thiết phải quán triệt tư tưởng: Văn hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đất nước tạo thành sự phát triển bền vững.
Tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta vận dụng và thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và trong các văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước…
Phát triển văn hóa phải hài hòa với phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa, làm cho các nhân tố văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực, trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương và mọi quan hệ của
28
con người với tự nhiên, xã hội và chính mình, biến văn hóa thành một nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.
Những năm qua, thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với văn hóa đạt được nhiều thành công nhưng cũng còn không ít tồn tại. Do đó, thiết nghĩ, trong thời gian tới cần thực hiện tốt những giải pháp sau:
Một là, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, hình thành hệ thống đô thị, phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
Hai là, phát huy vai trò của văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nói chung, trong đó xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế, nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Ba là, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và xây dựng văn hóa trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý, các doanh nghiệp, kiên quyết chống lại xu hướng chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, tách rời mục tiêu kinh tế với mục tiêu văn hóa.
Bốn là, kiên định mục tiêu xây dựng văn hóa, con người, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Năm là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện mối quan hệ phát triển kinh tế và xây dựng văn hóa.