Hình V-15: Mô hình chia sẻ tải truyền của VRRP

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống mạng diện rộng có tính năng sẵn sàng cao tại tổng cục thuế TP HCM (Trang 58 - 61)

và đi cho các Client 1 tới Client 4. Router A và B cũng hoạt động như những Router ảo dự phòng hỗ trợ cho nhau nếu một trong hai Router bị lỗi.

Đối với nhóm 1, Router A sở hữu địa chỉ IP 10.0.0.1 và là Master Router ảo nhóm 1. Còn Router B sẽ là Router ảo dự phòng cho Router A. Các Client 1 và Client 2 được cấu hình với địa chỉ Default Gateway là 10.0.0.1.

Đối với nhóm 2, Router B sở hữu địa chỉ IP 10.0.0.2 và là Master Router ảo nhóm 2. Còn Router A sẽ là Router ảo dự phòng cho Router B. Các Client 3 và Client 4 được cấu hình với địa chỉ Default Gateway là 10.0.0.2.

V.4. Máy trạng thái giao thức VRRP. V.4.1 Các tham số.

Các tham số trên Interface.

Authentication_Type: Loại chứng thực đang được sử dụng, tham số này

đã được miêu tả trong định dạng gói tin VRRP.

Authentication_Data: Dữ liệu chứng thực, đồng thời cũng xác định được

loại chứng thực đang được sử dụng.  Các tham số trên Router ảo.

VRID: Virtual Router Identification - Định danh Router ảo, được cấu hình

trong khoảng từ 1-255 (hệ 10). Và không có giá định mặc định.

Priority: Giá trị ưu tiên được sử dụng để lựa chọn ra Master Router VRRP

hoặc Backup Router cho những nhóm Router ảo.

Giá trị 255 (hệ 10) được dành cho Router mà có địa chỉ IP kết hợp với Router ảo.

Giá trị 0 được dành cho Master Router hiện hành, chỉ ra rằng nó đã ngừng tham gia trong VRRP. Priority được sử dụng để cho phép Router dự phòng nhanh chóng chuyển sang trạng thái Master mà không cần đợi Master Router hiện hành Timeout hoàn toàn.

Khoảng giá trị là từ 1-254 (hệ 10), nó có sẵn để dành cho các Router VRRP dự phòng cho Router ảo. Giá trị mặc định là 100 (hệ 10).

IP_Addresses: Là một trong nhiều địa chỉ IP kết hợp với địa chỉ IP của

Router ảo. Tham số này phải được cấu hình bởi vì nó sẽ không có giá trị mặc định.

Advertisement_Interval: Là khoảng thời gian giữa các lần gởi thông điệp

Skew_Time: Thời gian để làm lệch khoảng thời gian bị Down của Master

Router. Công thức để tính toán thông số này là: ( (256 - Priority) / 256 ). VRRP sử dụng thông số Skew_Time để hạn chế cho các Router dự phòng không chuyển sang trạng thái Master trong cùng một thời điểm. Skew_Time cũng đảm bảo rằng các Router dự phòng nào có Priority cao hơn thì có nhiều khả năng trở thành Master Router hơn các Router dự phòng có Priority nhỏ hơn.

Giá trị Skew_Time được dùng để tính toán Master_ down_ interval. Khi Skew_Time giảm thì Priority Number sẽ tăng. Cũng có nghĩa là các Router có Priority thấp hơn thì sẽ có Master_down_interval dài hơn và cũng lâu nhận các thông điệp quảng bá hơn. Do đó, Router dự phòng có Skew_Time nhỏ hơn thì có khả năng chuyển sang trạng thái Master cao hơn.

Master_Down_Interval: Là khoảng thời gian để Router dự phòng xác định

Master Router bị Down.

Công thức tính: (3 * Advertisement_Interval) + Skew_time.

Preempt_Mode: Điều khiển để Router dự phòng có độ ưu tiên cao hơn sẽ

giành quyền trở thành Master Router so với các Router có độ ưu tiên thấp hơn. Có các giá trị:

True: Cho phép. False: Cấm giành quyền.

Giá trị mặc định của Preempt_Mode là True.

V.4.2 VRRP Timer.

Có hai khoảng thời gian quan trọng trong VRRP là: Master_Down_Timer và Adver_Timer. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Master_Down_Timer: Là khoảng thời gian mà Master Router sẽ

Down, nó phù hợp với giá trị mà Router dự phòng xác định Master Router bị Down (Master_Down_Interval).

Adver_Timer: Thời gian để khởi tạo việc gởi các thông điệp quảng bá

dựa trên giá trị Advertisement_Interval.

Trong đó: Advertisement_interval: Là khoảng thời gian giữa các thông điệp quảng bá và Master_Down_Interval: Là khoảng thời gian để Router dự phòng xác định Master Router bị Down.

V.4.3 Sơ đồ chuyển tiếp trạng thái.

Hình V-16: Sơ đồ chuyển tiếp trạng thái.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống mạng diện rộng có tính năng sẵn sàng cao tại tổng cục thuế TP HCM (Trang 58 - 61)