Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao cải cách hành chính của UBND Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu khóa luậnCông tác cải cách thủ tục hành chính củaUBND Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.net/document/6980631-khoa-luan.htm (Trang 27 - 30)

Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Cải cách hành chính có khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên đề nghị UBND huyện và các ngành chức năng cấp huyện cần quan tâm:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một cách đồng bộ, cụ thể, cũng như quan tâm kinh phí cho công tác cải cách hành chính, nhất là cấp cơ sở.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nói chung và cán bộ trực tiếp làm việc tại bộ phận “một cửa” từ huyện đến thị trấn.

Uỷ ban nhân dân huyện có chính sách hỗ trợ kinh phí để đảm bảo xây dựng phòng làm việc, trang thiết bị hiện đại và các phần mềm bổ trợ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp; đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính.

3.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao cải cách hành chính củaUBND Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai UBND Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Đảng và Nhà nước về CCHC trên địa bàn thị trấn. Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, đề án về CCHC trên địa bàn thị trấn. Định hướng các giai đoạn, những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và hiện đại hóa nền hành chính nhưng phải thực hiện toàn diện cả năm nội dung. Qua nghiên cứu về lý luận và thực tiễn với tầm quan trọng của CCHC, căn cứ vào tình hình thực tế tại thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tôi đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh CCHC như sau:

Một là, tiếp tục triển khai và thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày

08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các quy định thủ tục hành chính, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu chất lượng trên tinh thần cải cách hành chính. Đồng thời tăng cường sự đổi mới việc thực hiện cơ chế lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức.

Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 07/5/2016 của UBND huyện quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Ba là, tiến hành rà soát, ban hành lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức bộ máy của các bộ phận chuyên môn thị trấn nhằm xóa bỏ những chồng chéo, trùng lắp về chức năng,

Bốn là, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ,

ngành và tỉnh để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về cải cách hành chính; phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thúc đẩy các nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn thị trấn.

Năm là, Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, liên quan nhanh chóng triển khai, thực hiện Chỉ số cải cách hành chính đã được UBND huyện phê duyệt. Để thực hiện việc chấm điểm chỉ số cải cách hành chính đúng thực chất, khách quan thì các bộ phận chuyên môn phải thực hiện

nghiêm túc việc theo dõi đánh giá, chấm điểm về kết quả cải cách hành chính của mình kèm theo tài liệu kiểm chứng.

Sáu là, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại trên địa bàn thị trấn. Thực hiện việc giao dịch điện tử như: công bố các thủ tục hành chính, các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước,... để người dân, tổ chức biết và thực hiện. Đồng thời, mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Bảy là, xây dựng các mối quan hệ hợp tác thay cho cơ cấu thứ bậc đang tồn tại trong hoạt động hành chính nhằm mang lại hiệu quả cao giữa các bộ phận chuyên môn với nhau.

Tám là, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác cải cách hành chính thông qua việc tập huấn, tìm hiểu kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống hành chính,… Đặc biệt, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức đều nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ cũng như văn hóa ứng xử trong giao tiếp.

Chín là, ban hành chế tài xử phạt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực. Mỗi cá nhân cần chủ động đấu tranh với các hành vi tiêu cực ấy nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, góp phần cho cải cách hành chính được thông suốt.

Mười là, tiếp tục xây dựng đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các bộ phận chuyên môn để bố trí cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu của công việc.

KẾT LUẬN

Cải cách hành chính có thể nói là một yêu cầu tất yếu của chính quyền các cấp, từ Trung ương tới địa phương. Trong giai đoạn 2016-2020, đã có những nỗ lực và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. UBND Thị trấn Bắc Hà , với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện, vì vậy yêu cầu cải cách hành chính cần phải được chú trọng và coi là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện trong kế hoạch của giai đoạn 5 năm tiếp theo, từ 2020 đến 2025 và cả những giai đoạn sau này. Để thực hiện được tốt công tác cải cách hành chính tại Thị trấn

chuyên môn thuộc thị trấn. Trong mục tiêu của công tác cải cách hành chính, cần đặt lợi ích của người dân, tổ chức lên hàng đầu, đồng thời cũng phải thực hiện tốt các nội dung của cải cách hành chính: cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cải cách công tác cán bộ, cải cách tài chính công. Các nội dung trên cần được song song triển khai và phải được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các đơn vị hành chính. Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện được đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Con người ở đây không phải chỉ là đội ngũ cán bộ, công chức mà còn có cả người dân trong thị trấn. Trong công tác cải cách hành chính, nhân dân chính là người được thụ hưởng, được nhà nước phục vụ các lợi ích chính đáng của mình và cũng chính nhân dân là người giám sát việc thực hiện các hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thị trấn Bắc Hà, cần có sự chung sức, chung lòng của nhân dân, nhân dân cũng là người có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc chung tay cải cách hành chính, để tạo nên một nền hành chính vững mạnh, trong sạch, đảm bảo các mục tiêu của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Một phần của tài liệu khóa luậnCông tác cải cách thủ tục hành chính củaUBND Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.net/document/6980631-khoa-luan.htm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w