Bệnh chủ yếu truyền ngang. Vi khuẩn E. coli tồn tại trong ống tiêu hóa của động vật và thường xuyên được thải ra môi trường theo phân gây nhiễm chất độn chuồng qua thức ăn nước uống trở lại ống tiêu hóa đợi dịp xâm nhập vào cơ thể khi con vật giảm sức đề kháng.
Vi khuẩn có thể truyền qua đường hô hấp theo bụi tạp nhiễm trong không khí. Là một trong những yếu tố quan trọng tham gia trong bệnh viêm đường hô hấp mãn tính Mycoplasmosis.
Vỏ trứng bẩn gây nhiễm cho phôi ngay từ trạm ấp (Lê Hồng Mận, Phương Song Liên, 1999).
2.5.3 Triệu chứng
Bệnh thường gây cho vịt con ở 2 – 8 tuần tuổi. Triệu chứng đầu tiên có thể quan sát được là vịt chậm chạp, ủ rủ, lông xù, mắt lim dim, cổ rụt lại, nằm một chỗ,
19
vịt tiêu chảy dữ dội, phân chứa nhiều nước và có màng màu trắng, hậu môn bết dính phân.
Vịt con suy kiệt và chết đột ngột hàng loạt, cũng có nhiều trường hợp bệnh phân tán lẻ tẻ. Các chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến triển của bệnh.
Trong nhiều triệu chứng, bệnh Colisepsis có những biểu hiện giống bệnh hội chứng nhiễm khuẩn huyết (Anatipestifer syndrome), cái khác cơ bản là ở bệnh nhiễm E. coli huyết thì không có các triệu chứng thần kinh (Nguyễn Đức Lưu và ctv, 2003).
2.5.4 Bệnh tích
Viêm màng tim từ fibrin đến bã đậu. Cơ tim xuất huyết
Gan sưng to, cứng có những điểm hoại tử trắng, có thể bị bao bọc bởi một lớp dịch nhầy.
Tất cả các màng trong xoang cơ thể có thể phủ một lớp như bả đậu màu vàng nhạt, dày mỏng khác nhau và khó bóc tách.
Lách sưng to và lốm đốm những điểm xuất huyết
Viêm màng fibrin buồng trứng, ống dẫn trứng, phúc mạc, các túi khí và viêm ruột.
Một số trường hợp viêm khớp chân (Nguyễn Đức Lưu và ctv, 2003).
2.5.5 Chẩn đoán
Người ta dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: Vịt tiêu chảy dữ dội, phân chứa nhiều nước và có màng trắng; chết đột ngột hàng loạt vịt con trong lứa tuổi cảm nhiễm; các biến đổi bệnh tích điển hình như: Viêm màng tim, gan sưng to kèm xuất huyết lấm chấm và chuyển màu đen thẫm; viêm màng fibrin phúc mạc và các túi khí kèm dịch thẩm lậu có màu trắng đục như sữa.
Khác với dịch thẩm lậu của hội chứng nhiễm khuẩn huyết, các dịch thẩm lậu ở bệnh nhiễm E. coli huyết không tạo thành lớp mỏng mà là tổ chức khó bóc tách, nhưng hơi lầy nhầy như sữa đông (Nguyễn Đức Lưu và ctv, 2003).
Bệnh nhiễm khuẩn E. coli huyết chỉ có thể chẩn đoán được nếu vi khuẩn được phân lập từ máu tim, tủy xương hoặc não vịt vừa chết và nuôi cấy ở điều kiện vô trùng (Nguyễn Đức Lưu và ctv, 2003).
20
2.5.6 Phòng bệnh
Làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, bảo đảm những điều kiện vệ sinh thú y tối thiểu, tránh gây stress làm giảm sức đề kháng của vịt nhất là trong giai đoạn 1 - 3 tuần tuổi đầu, loại bỏ và hạn chế những yếu tố dẫn đến bệnh như nuôi quá đông (Nguyễn Đức Lưu và ctv, 2003).
Thực hiện tốt quy trình vệ sinh sát trùng trong trạm ấp. Chọn trứng giống sạch đủ tiêu chuẩn ấp. Thường xuyên kiểm tra sinh vật theo sát sự phát triển của phôi trong quá trình ấp. Điều chỉnh đúng nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng trong máy ấp (Lê Hồng Mận, Phương Song Liên, 1999).
Đề phòng tốt các bệnh ký sinh trùng, cầu trùng, viêm đường hô hấp mãn tính là điều kiện tốt cho E. coli hoạt động (Lê Hồng Mận, Phương Song Liên, 1999).
Nuôi vịt trong điều kiện “cùng vào – cùng ra”, môi trường được kiểm soát bệnh tốt và giữ nghiêm ngặt các chế độ vệ sinh, tẩy uế định kỳ để phòng và hạn chế bệnh (Nguyễn Đức Lưu và ctv, 2003).
2.5.7 Điều trị
Các thuốc bột uống như: Thuốc trị lỵ tiêu chảy, Gentacostrim, Hampiseptol, Hamcoli-forte, Enrotril-100, Hantril-100, Enteroseptol,…pha trung bình 1 g với 0,5 - 1 lít nước uống hay trộn với 0,5 kg thức ăn hổn hợp, dùng liên tục 3-4 ngày.
Tiêm bắp hoặc dưới da (đối với vịt lớn hơn) Enrotril-50, Chlortiadexa, Chlortylodexa, Gentamicin 4%, Genta-Tylo, Trymethoxazol 24%...với liều trung bình 0,2- 0,3 ml/con.
Dùng Hanmycin-100, Oxytetracycline trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho vịt con những ngày đầu sau khi nở để phòng và hạn chế mắc bệnh và vịt chết do bệnh (Nguyễn Đức Lưu và ctv, 2003).
2.6 Bệnh u hạt do coli (Coligranulomatosis)
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính với bệnh tích đặc trưng là tạo thành những hạt khối u ở suốt ống tiêu hóa và gan. Nguyên nhân do vi khuẩn thuộc họ
Enterobacteriae là Escherichia coli. Bệnh xảy ra rải rác ở một số cá thể trong đàn.
2.6.1 Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng không đặc trưng như gầy, ăn ít, uống ít, đẻ không đều, vịt mệt mỏi, ít hoạt động, nền chuồng có phân loãng.
21
2.6.2 Bệnh tích
Có những khối u hạt ở ruột, manh tràng, màng treo mỡ, dạ dày cơ, phổi, thận, không bao giờ có ở lách.
Xoang bụng xù xì có nhiều hạt có kích thước bằng hạt cao lương hay hạt ngô có màu vàng xám. Bóp hạt thấy xốp đôi khi cứng, dễ nhằm với những hạt trong bệnh lao ruột.
2.6.3 Các biện pháp phòng và trị bệnh
Tương tự như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do coli (Colisepticemiae).
2.7 Kháng sinh
Kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.