TÍCH LŨY VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ TRONG THÍ NGHIỆM
Bảng 6: Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, cân bằng Nitơ và tăng trọngcủa bò qua các nghiệm thức
Nghiệm thức Chỉ tiêu CP140 CP170 CP200 CP230 P ±SE Tỷ lệ tiêu hóa, % DM 58,9 59,8 60,9 61,9 0,850 3,59 OM 60,4 61,3 62,4 63,4 0,835 3,37 NDF 68,0 69,2 70,2 71,4 0,619 2,62 ADF 57,5 60,8 61,4 65,6 0,507 5,07 CP 53,5a 61,0ab 64,0ab 70,7b 0,039 4,34
Cân bằng nitơ, g/ngày
Nitơ ăn vào 53,2a 64,4b 74,7c 84,2d 0,001 1,20
Nitơ phân 24,5 25,2 28,1 24,4 0,514 2,70
Nitơ nước tiểu 18,7a 23,8ab 25,9ab 29,9b 0,026 2,58
Nitơ tích luỹ 10,1a 15,4ab 20,6ab 30,0b 0,031 4,90
gNitơ tích luỹ/kgW0,75 0,176a 0,265ab 0,348ab 0,512b 0,032 0,08
Tăng trọng (g/ngày) 418a 490ab 577ab 688b 0,017 58,3
a, b, c, d: các chữ số ở cùng hàng có ít nhất 1 ký hiệu giống nhau thì không khác biệt trọng; CP140, CP170, CP200, CP230: lần lượt là các mức độ 140, 170,200 và 230gCP/100kg thể trọng bò thí nghiệm. CP200, CP230: lần lượt là các mức độ 140, 170,200 và 230gCP/100kg thể trọng bò thí nghiệm.
Qua bảng 6 ta thấy tỷ lệ tiêu hóa DM có xu hướng tăng dần từ nghiệm thức CP140 (58,9%) đến nghiệm thức CP230 (61,9%) (p>0,05), kết quả này cao hơn thí nghiệm
của Phan Huy Cường (2008) từ 52,2-57,4%, tuy nhiên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa (1997) là 52,5-67,2 %.
Tỷ lệ tiêu hóa OM khác biệt không ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05), tuy nhiên có xu hướng tăng dần từ nghiệm thức CP140 (60,4%) đến
nghiệm thức CP230 (63,4%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Thái Trường
Thanh Chuyền (2008) từ 56,4 – 61,3%. Ảnh hưởng của các mức độ protein thô
trong khẩu phần lên tỷ lệ tiêu hóa OM được trình bày qua biểu đồ 3.
Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên tỷ lệ tiêu hóa OM
Biểu đồ 3 cho thấy khi tăng hàm lượng protein thô của khẩu phần từ việc tăng lượng bổ sung bánh đa dưỡng chất đa cải thiện đáng kể tỷ lệ tiêu hóa OM của bò trong thí nghiệm, điều này được thể hiện qua phương trình tuyến tính y = 0,035x +
55,2 với hệ số tương quan rất cao (R2 = 0,997: P = 0,001; SD = 0,084).
Tỷ lệ tiêu hóa NDF không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0,05) và có xu hướng tăng dần từ nghiệm thức CP140 (68,0%) đến CP230
(71,4%). Kết quả này khá cao so với kết quả thí nghiệm của Phan Huy Cường
(2008) là 59,6-65,6%, tuy nhiên kết quả này tương đương với nghiên cứu của Võ Duy Thanh (2008) từ 68,3 – 71,4%.
Tỷ lệ tiêu hóa CP tăng dần có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05), thấp nhất ở nghiệm thức CP140 (53,5%) và cao nhất ở nghiệm thức CP230 (70,7%). Kết quả này
tương đương với nghiên cứu của Lê Nguyễn Hoàng Lâm (2008) từ 63,2 – 70,4%.
Nitơ ăn vào có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05) và
tăng dần khi tăng mức độ của protein thô trong khẩu phần.
Nitơ tích lũy tăng dần khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) khi tăng mức độ protein
thô trong các khẩu phần, thấp nhất ở nghiệm thức CP140 là 10,1gN/con/ngày (0,176gN/kgW0,75) và cao nhất ở nghiệm thức CP230 là 30,0gN/con/ngày (0,512gN/kgW0,75). Kết quả nghiên cứu tương đương thí nghiệm của Võ Duy Thanh (2008) từ 0,38 – 0,44 gN/kgW0,75 và Lê Nguyễn Hoàng Lâm (2008) từ 0,35 – 0,49
gN/kgW0,75. Ảnh hưởng của mức độ protein của khẩu phần đến nitơ tích lũy của bò thí nghiệm được trình bày qua biểu đồ 4.
Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của mức độ protein của khẩu phần đến nitơ tích lũy của bò thí nghiệm
Qua biểu đồ 4 cho thấy lượng nitơ tích lũy ở các nghiệm thức của bò thí nghiệm
có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với hàm lượng protein trong khẩu phần được
thể hiện qua phương trình hồi quy y = 0,226x – 23,9 với hệ số tương quan rất cao
(R2 = 0,972: P = 0,014; SD = 1,72).
Tăng trọng của bò ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và
tăng dần từ nghiệm thức CP140 (418g/ngày) đến nghiệm thức CP230 (668g/ngày). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Huy Cường (2008) là 385g/ngày và Thái Trường Quang (2008) là 576g/ngày. Điều này có thể giải thích
do trong thí nghiệm của chúng tôi có bổ sung tăng dần lượng bánh đa dưỡng chất đã kích thích khả năng tận dụng nguồn thức ăn, dưỡng chất cũng như tăng cường sự
hoạt động của hệ thống vi sinh vật dạ cỏ, dẫn đến tăng tỷ lệ tiêu hoá của tất cả các dưỡng chất, tăng lượng nitơ tích luỹ và tăng trọng của bò Lai Sind trong thí nghiệm. Ảnh hưởng của mức độ protein của khẩu phần lên tăng trọng của bò thí nghiệm được thể hiện rõ nét qua biểu đồ sau.
Biểu đồ 5: Ảnh hưởng của mức độ protein của khẩu phần lên tăng trọng của bò thí nghiệm
Biểu đồ 5 cho thấy khi tăng các mức độ protein của khẩu phần đã cải thiện có hiệu
quả tăng trọng của bò thí nghiệm thể hiện qua phương trình y = 3,13x – 50,0 với hệ
số tương quan rất cao (R2 = 0,987: P = 0,006; SD = 16,0).
Tóm lại, ta thấy hầu hết lượng dưỡng chất tiêu thụ, NH3,, Axit béo bay hơi dịch dạ cỏ,
tỷ lệ tiêu hoá các dưỡng chất, nitơ tích luỹ và tăng trọng của bò thí nghiệm tăng dần khi tăng mức độ protein trong khẩu phần và đạt cao nhất ở mức độ 230gCP/100kg thể
trọng bò, nghiệm thức có mức độ bổ sung bánh đa dưỡng chất cao nhất.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận:
Khi tăng mức độ protein trong khẩu phần nuôi bò từ việc bổ sung bánh đa dưỡng
chất đã làm tăng khả năng tiêu thụ các dưỡng chất, tỷ lệ tiêu hoá và tăng trọng của
của bò Lai Sind. Ở mức độ 230gCP/100kg thể trọng bò cho kết quả tốt nhất.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Sử dụng khẩu phần có bổ sung bánh đa dưỡng chất trên khẩu phần cơ bản là rơm cỏ ở mức độ protein thô 230g/100kg thể trọng vào chăn nuôi bò tăng trưởng.
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của bánh đa dưỡng chất đến việc sử dụng làm thức ăn