Qui trình tiêm phòng trên gà

Một phần của tài liệu Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Việc Kết Hợp Các Loại Dầu Lên Năng Suất Sinh Trưởng Của Gà Isa Brown (Trang 35)

Bảng 3.9. Lịch tiêm phòng vaccine của trại

Ngày tuổi Loại vaccine

5 ngày IB I (nhỏ mắt) 9 ngày Gum I (nhỏ họng) Đậu (đâm cánh) 18 ngày Gum II (nhỏ họng) 25 ngày IB II (nhỏ mắt) 36 ngày H5N1 (chích cánh) 61 ngày Dịch tả I (chích cánh) 68 ngày Dịch tả II (chích cánh) 3.2.3. Tiến hành thí nghiệm

Giai đoạn 5 đến 10 tuần tuổi: gà được cho ăn thức ăn thí nghiệm trước 7 ngày để cho gà làm quen với thức ăn thí nghiệm rồi sau đó mới tiến hành thu thập các chỉ tiêu (trong thời gian tập ăn chỉ trộn thêm dầu nành vào thức ăn).

3.2.4. Ghi nhận số liệu

Về khối lượng gà: ghi nhận khối lượng gà lúc bắt đầu thí nghiệm và gà được cânsau 7 ngày để xác định khối lượng của gàở mỗi tuần.

Về lượng thức ăn tiêu tốn: mỗi ngày tiến hành cân thức ăn trước khi cho ăn và cân lượng thức ăn thừa trong ngày.

3.2.5. Các chỉ tiêu phân tích

3.2.5.1. Nhiệt độ

Được đo bằng nhiệt kế. Theo dõi nhiệt độ vào 2 thời điểm trong ngày, lúc 7h và 14h. Cách lấy: treo nhiệt kế khoảng giữa chuồng. Đến thời điểm thì ghi nhận số liệu. Nhiệt độ bình quân trong ngày là trung bình của các thời điểm lấy.

3.2.5.2. Ẩm độ

Được đo bằng máy. Theo dõi ẩm độ vào thời điểm trong ngày, lúc 7h và 14h.

Cách lấy: treo máy ngang tầm hoạt động của gà. Đến thời điểm thì ghi nhận số liệu. Ẩm độ bình quân trong ngày là trung bình của các thời điểm lấy.

3.2.5.3. Chỉ tiêu phân tích

Gọi Wo: khối lượng gà đầu kỳ đưa vào thí nghiệm Wt: khối lượng gà tuần t (tính bằng g)

Wt+1: khối lượng gà tuần t+1 (tính bằng g) Tăng trọng tuyệt đối tuần t+1 = Wt+1– Wt (g/tuần) Tăng trọng tích lũy tuần t+1 = Wt+1– Wo (g/tuần t+1)

Tiêu tốn thức ăn trên ngày được tính như sau: ghi nhận lượng thức ăn hàng ngày của từng ô chuồng để tính tiêu tốn thức ăn/ngày.

Tiêu tốn thức ăn tích lũy (TTTĂTL) cộng dồn cho đến các tuần tuổi. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) (FCR) được tính toán như sau Tiêu tốn thức ăn cho đến tuần t+1

HSCHTĂ =

Wt+1 – Wt

3.2.5.4. Phân tích thành phần dưỡng chất thức ăn

Phân tích hàm lượng dưỡng chất của mẫu thức ăn thí nghiệm với các thành phần dưỡng chất sau: DM, protein thô (CP), béo thô (EE), xơ thô (CF), tro (OM), chiết chất không đạm (NFE), NDF theo quy trình của OAOC (1994), tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng gia súc, bộ môn Chăn nuôi, khoa Nông nghiệp & SHƯD, trường Đại học Cần Thơ.Các loại dầu được gởi đi phân tích ở trung tâm dịch vụ phân tích TPHCM.

Năng lượng trao đổi thì được tính theo đề nghị của Janssen (1989) theo công thức sau: ME (kcal) = 34.92*%CP + 63.1*%EE + 36.42*%NFE

NFE (%) = 100 – ( %tro + %EE + %CP + %CF )

3.2.6. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được thu thập và xử lý bằng chương trình Excel và tiến hành phân tích phương sai sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính tổng quát (Minitab version 13.2).

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm

Trong suốt thời gian thí nghiệm từ lúc gà mới nhập về cho đến hết 10 tuần tuổi đàn gà phát triển ổn định. Mặc dù trên đàn gà cũng có một số trường hợp bị cầu trùng và bệnh đường hô hấp nhưng phát hiện kịp thời nên tỷ lệ bệnh không đáng kể. Đàn gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng đúng qui trình kỹ thuật của trại.

Theo dõi thời kỳ mọc lông thấy ngày thứ 7 gà bắt đầu mọc lông cánh, ngày thứ 20 mọc lông đuôi, ngày thứ 30 gà mọc đầy đủ bộ lông, tuần thứ 10 gà bắt đầu thay lông.

4.2. Điều kiện khí hậu

Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và sức khỏe của gà. Trong giai thí nghiệm, nhiệt độ thấp nhất là 29oC và cao nhất là 34oC. Về ẩm độ, ẩm độ thấp nhất là 68 ± 2% và cao nhất là 89 ± 2%.

Theo Dương Thanh Liêm (1999) thì nhiệt độ chuồng nuôi sau 5 tuần tuổi tốt nhất cho gà là 18-22oC và ẩm độ là 60-75%. Nhưng trong thực tế thí nghiệm, nhiệt độ và ẩm độ đo được tại chuồng nuôi cao hơn nhiều nên chúng tôi phải gắn thêm quạt gió, để tạo thông thoáng vào những ngày nắng gắt.

4.3. Ảnh hưởng của các khẩu phần dầu đến khối lượng

Kết quả về khối lượng của gà qua các tuần tuổi được trình bày qua bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1. Khối lượng của gà qua các tuần tuổi (g/con)

Thời gian NT1 NT2 NT3 NT4 SE P Tuần 6 (TLBĐ) 344,4 346,9 348,1 339,3 8,87 0,90 Tuần 7 433,8 450,2 448,7 451,1 8,87 0,50 Tuần 8 529,4b 564,4ab 556,4ab 570,9a 8,95 0,03 Tuần 9 633,0b 685,2a 673,2a 701,1a 9,09 0,01 Tuần 10 744,2c 812,2ab 799,1b 841,9a 9,09 0,01

Trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Qua bảng 4.1, khối lượng của gà qua các tuần tuổi có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở tuần tuổi 8, 9, 10 và 11. Khối lượng gà thấp nhất là ở NT1 (744,2 g/con) và cao nhất ở NT4 (841,9 g/con),khối lượng ở NT2 (812,2 g/con) và NT3 (799,1 g/con). Sự khác biệt giữa các nghiệm thức cho thấy việc bổ sung dầu có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượngcủa gà thí nghiệm. So sánh với khối lượng khuyến cáo của Isa (2006), khối lượng gà đạt tiêu chuẩn khi ở giai đoạn 10 tuần tuổi là nằm trong khoảng 830 g/con đến 865 g/con. Khối lượng của

gà ở NT4 là cao nhất so với các nghiệm thức còn lại cũng chỉ đạt 841,9 g/con, nằm trong giới hạn cho phép, chứng tỏ việc bổ sung dầu vào thức ăn cho gà đặc biệt là dầu hướng dương với tỉ lệ 2% ở giai đoạn 6-10 tuần tuổi đã giúp gà tăng trưởng tốt. Ở tuần tuổi 6 và 7, khối lượng khác biệt không ý nghĩa là do gà còn nhỏ lượng ăn ít do đó đối với nghiệm thức không bổ sung dầu hay có bổ sung dầu đều không ảnh hưởng nhiều đến khối lượng gà. Khi đến tuần 8, 9, 10 và 11, thì gà đã quen với thức ăn. Mặc khác, mùi của thức ăn có trộn thêm dầu kích thích gà ăn nhiều hơn ban đầu, do đó việc bổ sung dầu đã có ảnh hưởng tốt đến khối lượng của gà.

4.4 Ảnh hưởng của các khẩu phần dầu đến tăng trọng

Kết quả về tăng trọng của gà qua các tuần tuổi được trình bày qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Tăng trọng của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày) Thời gian NT1 NT2 NT3 NT4 SE P Tuần 6 12,8d 14,8b 14,4c 16,0a 0,04 0,01 Tuần 7 13,7c 16,3ab 15,4b 17,1a 0,25 0,01 Tuần 8 14,8d 17,2b 16,7c 18,6a 0,07 0,01 Tuần 9 15,9c 18,2b 18,0b 20,1a 0,18 0,01 Tuần 10 17,0c 19,6b 19,3b 21,6a 0,16 0,01

Ghi chú: trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa

thống kê.

Qua bảng 4.2 ta thấy tăng trọng giữa các tuần tuổi đều rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng trọng ở NT4 (21,6 g/con/ngày) qua các tuần tuổi luôn cao nhất, ngược lại thì tăng trọng ở NT1 (17,0 g/con/ngày) luôn thấp nhất. Điều này cho thấy việc bổ sung dầu có ảnh hưởng rất lớn đến tăng trọng của gà. Ở NT2 và NT3 tăng trọng chỉ khác biệt nhau ở tuần 7, từ tuần 8-11 thì tăng trọng không khác nhau ở NT2 là (19,6 g/con/ngày) và ở NT3 là (19,3 g/con/ngày).

Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Machlin và Gordon (2009), gà được nuôi ở các NT có bổ sung dầu hướng dương (DHD) luôn có tăng trọng cao hơn so với các NT không được bổ sung DHD.

4.5.Ảnh hưởng của các khẩu phần dầu đến tiêu tốn thức ăn

Kết quả về tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi được trình bày qua bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3. Tiêu tốn thứcăn (g/con/ngày) qua các tuần tuổi giai đoạn 6-10 tuần tuổi Thời gian NT1 NT2 NT3 NT4 SE P Tuần 6 15,9a 18,2b 18,0bc 20,1ac 1,24 0,01 Tuần 7 50,4a 40,7bc 43,5bc 43,9ac 1,62 0,01 Tuần 8 55,4a 46,3b 46,7b 53,7a 1,07 0,01 Tuần 9 64,5a 50,9c 46,9c 59,2b 0,99 0,01 Tuần 10 80,8a 55,3b 50,0b 63,3b 3,71 0,01

Ghi chú: trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa

thống kê.

Qua bảng 4.3 ta thấy tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) ở các nghiệm thức luôn có ý nghĩa thống kê (P<0,05), lượng thức ăn tiêu tốn ở NT1 là cao nhất kế đến là NT4, NT2 và thấp nhất là NT3. Tuy lượng thức ăn tiêu tốn ở NT1 là cao nhất nhưng qua bảng 4.1 ta thấy tăng trọng ở NT1 là thấp nhất và cao nhất là NT4. Vậy cho gà ăn thức ăn có bổ sung dầu mặc dù lượng ăn ít hơn nhưng gà vẫn tăng trọng tốt hơn.

Sở dĩ ở NT1 có lượng ăn cao nhất là do NT1 không bổ sung dầu nên có năng lượng trao đổi hấp thu thấp, do đó gà cần ăn nhiều để bổ sung thêm năng lượng. Ở NT4 có lượng ăn cao hơn NT2 và NT3 là do dầu hướng dương có mùi thơm và lạ so với các loại dầu khác nên thu hút gà ăn nhiều hơn. Mặc khác, trong dầu hướng dương có hàm lượng acid béo và vitamin E cũng kích thích gà ăn nhiều hơn.

Theo kết quả ở bảng 4.3 thì tiêu tốn thức ăn ở NT2 và NT3 khác biệt không ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kralik (2008), gà ở NT có bổ sung dầu cá thì lượng thức ăn tiêu tốn tương đương với NT có bổ sung dầu nành.

So sánh với lượng thức ăn khuyến cáo của Isa (2006), khi gà ở 10 tuần tuổi thì lượng ăn của gà là 58 g/con/ngày, theo bảng tiêu tốn thức ăn của gà trong thí nghiệm thì lượng ăn vào của gà ở NT4 là 63,3 g/con/ngày cao hơn khuyến cáo, nguyên nhân đã được giải thích như trên. Đối với NT1 có tiêu tốn thức ăn cao nhất là 80,8 g/con/ngày, nguyên nhân là do NT1 có năng lượng trao đổi hấp thu thấp (2850 kcal/kg thức ăn), theo nhu cầu năng lượng của gà thì khi hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà sẽ ăn ít đi, theo quy luật mỗi 50 kcal gia tăng thì gà sẽ ăn ít đi 4% (Dương Thanh Liêm, 1999).

4.6. Ảnh hưởng của các khẩu phần dầu đến hệ số chuyển hóa thức ăn

Kết quả về hệ số chuyển hóa thức ăn của gà qua các tuần tuổi được trình bày qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. HSCHTĂ qua các tuần tuổi giai đoạn 6-10 tuần tuổi Thời gian NT1 NT2 NT3 NT4 SE P Tuần 6 3,3a 2,2b 2,6b 2,5b 0,09 0,01 Tuần 7 3,7a 2,5b 2,8b 2,6b 0,13 0,01 Tuần 8 3,8a 2,7b 2,8b 2,9b 0,07 0,01 Tuần 9 4,1a 2,8bc 2,6c 2,9b 0,05 0,01 Tuần 10 4,8a 2,8b 2,6b 2,9b 0,21 0,01

Ghi chú: trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa

thống kê.

Qua bảng 4.4 ta thấy hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) ở các nghiệm thức luôn khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), HSCHTĂ của NT1 luôn cao nhất và HSCHTĂ của NT2, NT3 và NT4 thì tương đương nhau. Điều này chứng tỏ ở NT1 thức ăn không bổ sung dầu cho tăng trọng không tốt bằng các loại thức ăn có bổ sung dầu. Còn với NT2, NT3 và NT4 có tăng trọng cao và tiêu tốn thức ăn thấp hơn NT1 nên HSCHTĂ của các nghiệm thức này thấp hơn, vì theo công thức tính HSCHTĂ thì tăng trọng tỉ lệ nghịch với HSCHTĂ nên khi tăng trọng cao thì HSCHTĂ sẽ thấp và ngược lại, tiêu tốn thức ăn lại tỉ lệ thuận với HSCHTĂ nên tiêu tốn thức ăn thấp thì HSCHTĂ sẽ thấp.

4.7. Số lượng dưỡng chất ăn vào

Số lượng CP ăn vào và ME ăn vào được trình bày lần lượt qua bảng 4.5 và bảng 4.6.

Bảng 4.5. Số lượng CP ăn vào (g/con/ngày)

Thời gian NT1 NT2 NT3 NT4 SE P Tuần 6 3,1c 3,8c 3,8bc 4,1a 0,03 0,01 Tuần 7 9,7a 8,5c 9,1b 9,0b 0,10 0,01 Tuần 8 10,7a 9,6b 9,7b 11,0a 0,11 0,01 Tuần 9 12,4a 10,6b 9,8c 12,1a 0,13 0,01 Tuần 10 15,6a 11,5c 10,4c 12,9b 0,34 0,01

Ghi chú: trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa

thống kê.

Qua bảng 4.5, cho thấy lượng CP ăn vào của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Lượng CP ăn vào của NT1 là cao nhất (15,6 g/con/ngày), kế đến là

NT4 (12,9 g/con/ngày), lượng CP ăn vào của NT2 là 11,5 g/con/ngày và NT3 là 10,4 g/con/ngày thấp hơn lượng CP ăn vào của NT1 và NT4.

Vì hàm lượng CP của thức ăn ở 4 nghiệm thức thí nghiệm là tương đương nhau nên lượng CP ăn vào nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào lượng thức ăn ăn vào của gà.

Bảng 4.6. Số lượng ME ăn vào (Kcal/con/ngày)

Thời gian NT1 NT2 NT3 NT4 SE P Tuần 6 45,3b 52,6c 52,1b 58,3a 0,45 0,01 Tuần 7 143,6a 117,6c 125,8b 127,4b 1,40 0,01 Tuần8 157,9a 133,8b 135,1b 155,8a 1,64 0,01 Tuần 9 183,8a 147,1c 135,6d 141,8b 1,82 0,01 Tuần 10 230,3a 159,8c 144,6c 183,7b 5,01 0,01

Ghi chú: trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa

thống kê.

Qua bảng 4.6, về lượng ME ăn vào/gà/ngày trong mỗi tuần theo dõi thì số liệu khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), chúng tôi nhận thấy ở NT1 có lượng ME ăn vào cao nhất (230,3 Kcal/con/ngày), NT4 có lượng ME ăn vào thấp hơn ở NT1 là 183,7 Kcal/con/ngày, còn 2 nghiệm thức còn lại thì có lượng ME ăn vào tương đương nhau ở NT2 là 159,8 Kcal/con/ngày và ở NT3 là 144,6 Kcal/con/ngày.

Cũng tương tự như lượng CP ăn vào, lượng ME ăn vào nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào thức ăn ăn vào của gà.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thí nghiệm, chúng tôi ghi nhận được một số kết luận như sau:

Nghiệm thức cho khối lượng cao nhất là NT4 (993,3 g/con), ngược lại nghiệm thức cho khối lượng thấp nhất là NT1 (862,9 g/con). NT2 và NT3 cho khối lượng lần lượt là 949,3 g/con và 934,5 g/con.

NT4 cho tăng trọng cao nhất là 21,6 g/con/ngày, NT2 và NT3 cho tăng trọng trung bình là 19,6 g/con/ngày và 19,3 g/con/ngày, NT1 cho tăng trọng thấp nhất là 17,0 g/con/ngày.

NT1 là nghiệm thức có tiêu tốn thức ăn cao nhất (80,8 g/con/ngày), ba nghiệm thức còn lại cho tiêu tốn thức ăn thấp hơn là NT2 (55,3 g/con/ngày), NT3 (50,0 g/con/ngày), NT4 (63,3 g/con/ngày).

NT1 luôn có hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất (4,8) và NT2 (2,8), NT3 (2,6), NT4 (2,9) có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn hệ số chuyển hóa thức ăn của NT1 và hệ số chuyển hóa thức ăn của NT2, NT3 và NT4 tương đương nhau.

Như vậy, trong các loại thức ăn có bổ sung dầu thì thức ăn có bổ sung dầu hướng dương cho tăng trọng cao nhất. Điều đó chứng tỏ, việc bổ sung dầu hướng dương vào trong thức ăn cho gà là có hiệu quả.

Với thức ăn không được bổ sung dầu thì cho tăng trọng thấp nhất, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

5.2. Đề nghị

Việc bổ sung dầu hướng dương vào thức ăn của gà là có hiệu quả. Chúng tôi khuyến cáo nhà chăn nuôi nên áp dụng vào thực tế đặc biệt đối với gà hướng thịt để làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Đề nghị nên tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung dầu lên các lứa tuổi khác nhau của gà Isa Brown và của các giống gà khác.

Đề nghị tiến hành thí nghiệm với các loại dầu khác và bổ sung lượng dầu vào thức ăn với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ mà chúng tôi đã thí nghiệm là 2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Hà Thành, 2005. Cẩm nang dinh dưỡng cho gia cầm. Hà Nội. NXB Thanh Hóa. 2. Bùi Xuân Mến, 2007. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Đại học Cần Thơ.

3. Châu Bá Lộc, 1997. Những điều cần lưu ý trong việc phòng bệnh gà. NXB Nông Nghiệp. 4. Đoàn Vĩnh Nghi, 2008. Ảnh hưởng của khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng, tỉ lệ tiêu

hoá dưỡng chất, nitơ tích luỹ và năng lượng trao đổi lên gà Isa Brow nuôi ở Bình

Một phần của tài liệu Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Việc Kết Hợp Các Loại Dầu Lên Năng Suất Sinh Trưởng Của Gà Isa Brown (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)