Sau khi bố trí thí nghiệm để tiến hành xác định LC50 thu đƣợc kết quả nhƣ hình 4.3. Từ đó, nhận thấy rằng lăng quăng bắt đầu chết ở 1 giờ đầu tiên ở nồng độ 17% và 25%. Các nồng độ còn lại xuất hiện lăng quăng chết sau 3 giờ. Biểu hiện của lăng quăng đối với các nồng độ trong thí nghiệm này đều tƣơng tự nhƣ ở thí nghiệm sử dụng củ sả để diệt lăng quăng.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 3 6 9 12
Thời gian (giờ)
Số lă ng qu ăng c hế t ( con ) đối chứng 6% 8.0% 12.00% 17.0% 25%
Hình 4.3: Mối tƣơng quan giữa số lăng quăng chết và thời gian ở thí nghiệm 5
Dựa vào kết quả thí nghiệm, sử dụng phần mềm Excel ta tính đƣợc phƣơng
trình hồi quy LC50 là y = 1,5357x + 1,901. Từ đó, ta tính đƣợc nồng độ gây chết 50% số lăng quăng là 12,6%.
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận:
- Cúc dại, cúc quỳ và sả đều có khả năng diệt lăng quăng nhƣng đạt hiệu quả
là cúc quỳ và sả. Đối với cúc quỳ thì khả năng diệt 50% số lăng quăng thí nghiệm là ở nồng độ 30% trở lên và trong thời gian là 12 giờ. Đối với sả thí nghiệm thì khả năng diệt 50% số lăng quăng thí nghiệm là ở nồng độ 20% trong thời gian 12 giờ và đạt hiệu quả cao nhất ở nồng độ 60% trong 6 giờ.
- Sả có khả năng diệt lăng quăng cao nhất trong ba loài sả, cúc quỳ và cúc dại. Đối với các địa phƣơng, nơi nào có nhiều cúc quỳ thì nên sử dụng cúc quỳ và sử dụng ở nồng độ 30% trong 12 giờ và nồng độ 60% trong thời gian 9 giờ, nơi nào có nhiều sả thì sử dụng sả ở nồng độ từ 20% đến 60% trong thời gian 12 giờ hoặc ngắn hơn. Nếu có cả hai loài thực vật trên thì ƣu tiên sử dụng sả vì cho hiệu quả tốt hơn. Đối với các thí nghiệm của dịch chiết thực vật trong đề tài thì thời gian thí nghiệm càng dài thì tỷ lệ chết càng cao, nồng độ dịch chiết càng cao thì thời gian gây chết ngắn lại.
5.2 Kiến nghị:
- Cần tiếp tục nghiên cứu với dịch chiết sả với nồng độ và thời gian khác nhau để xem xét khả năng diệt lăng quăng hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu các yếu tố khác liên quan đến dịch chiết để thu đƣợc dịch chiết thô đạt hiệu quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chƣơng, Nguyễn Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đòan Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Tòan. 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. Hà Nội
Đỗ Tất Lợi. 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội
Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát. 2004. Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Đại học Sƣ Phạm. Hà Nội.
Nguyễn Đinh Nga. 2009. Ký Sinh Trùng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. Nguyễn Văn Công. 2009. Giáo trình Đánh giá rủi ro môi trƣờng. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Trần Quang Tùng. 1999. Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội.
Võ Văn Chi và Trần Hợp. 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.
Võ Văn Chi. 2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. Thành phố Hồ Chí Minh