Ẩm độ của trại từ 8/2010-10/2010 (%)

Một phần của tài liệu Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Tinh Nhân Tạo Và Năng Suất Sinh Sản Trên Đàn Heo Nái Tại Trại Chăn Nuôi (Trang 35 - 36)

H 2O2 2O O

4.2 Ẩm độ của trại từ 8/2010-10/2010 (%)

Bảng 4.2 Ẩm độ của dãy nuôi heo nái ( %).

Thời gian Sáng (7 giờ) Trưa (12 giờ) Chiều (16 giờ)

Ẩm độ (%) 87 73 79

Biểu đồ 4.2 : Sự thay đổi ẩm độ trong ngày của chuồng nuôi

cơ thể, trao đổi chất bị trở ngại, heo dễ mắc bệnh ở đường hô hấp, heo co chậm lớn. Ẩm độ cao làm hao tổn nhiệt, heo ăn nhiều nhưng sức chống đỡ giảm (Lê Minh Hoàng, 2002).

Quan sát bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy ẩm độ cao nhất là vào buổi sáng lúc 7

giờ và giảm vào lúc 12 giờ. Biên độ dao động ẩm độ trung bình của chuồng nuôi

trong ngày là 73-87%. Theo Châu Bá Lộc (1983), ẩm độ trong chuồng nuôi sinh ra

do nhiều nguyên nhân : 75% là do cơ thể heo mà ra (hơi thở, nước tiểu, nước

dãi,...), khoảng 15-20% từ mặt đất bốc lên, và 10-15% là do hơi nước từ không khí bên ngoài đem vào. Theo Trần Thế Thông (1979), ẩm đọ tối ưu cho heo nái là 60-

70%. Như vậy ẩm độ chuồng nuôi là cao hơn nhiều so với ẩm độ tối hảo của heo

nái.

Theo Trương Lăng (2007), ẩm độ thích hợp của heo con là 70-75%. Theo Lê Hồng Mận (2006), ẩm độ thích hợp cho heo con là 70-80%. Như vậy kết quả ẩm độ đo được ở trên là cao hơn với các kết luận của các tác giả ở trên nhưng lại phù hợp

với nghiên cứu của Võ Thị Thùy Dung (2008) cho rằng ẩm độ tối đa trong chuồng

nuôi là 85% và tối thiểu là 63%. Nếu kết hợp số liệu của bảng 4.1 và 4.2 thì ta thấy ẩm độ cao vào lúc 7 giờ sáng (87%), tại thời điểm này nhiệt độ là 290C tương đối cao do đó ảnh hưởng đến cơ thể heo. Chuồng nuôi ở trại cần phải được cải tạo lại cho thông thoáng để phù hợp với cơ thể heo nái và heo con.

Một phần của tài liệu Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Tinh Nhân Tạo Và Năng Suất Sinh Sản Trên Đàn Heo Nái Tại Trại Chăn Nuôi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)