Trong công tác tồn trữ và bảo quản thuốc vấn đề nhiệt độ và độ ẩm là rất quan trọng, nếu nhiệt độ và độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Hoạt động bảo quản thuốc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ, với mỗi loại thuốc khác nhau thì yêu cầu điều kiện bảo quản khác nhau. Đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc là thuốc được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất, ở điều kiện bảo quản bình thường, bảo quản ở nhiệt độ khô, thoáng nhiệt độ từ 15-25 C, hoặc tùy vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 30 C. Tuy nhiên đối với một số thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt như thuốc tiêm, thuốc dung dịch dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao thì cần nhiệt độ bảo quản thấp cụ thể là từ 8-15 C.
Độ ẩm có ảnh hưởng lớn trong quá trình bảo quản thuốc, vì nếu độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến thuốc bị ẩm mốc nhất là đối với các thuốc đông dược. Vì vậy để bảo quản thuốc tốt cần có độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản. Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong khu vực mà độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu, độ ẩm tương đối không quá 70%.
Thực tế, 3 kho thuốc có thời điểm có nhiệt độ cao nhất là 27 C không nằm trong giới hạn cho phép của GSP. Tuy nhiên nếu chiếu theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, nhiệt độ có thể đến 30 độ C thì các kho đều đạt nhiệt độ đề ra. Độ ẩm tại kho có giá trị thấp nhất và cao nhất lần lượt là 66%, 72% mức cao nhất đã vượt giới hạn cho phép (không vượt quá 70%). Số lần ghi nhiệt độ và độ ẩm đều đạt theo yêu cầu của GSP là 2 lần/ngày. Ba kho đều đạt tiêu chí vị trí theo dõi tối thiểu, tuy nhiêm mỗi kho chỉ có 2 vị trí theo dõi nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ cao nhất của 03 kho thuốc đều không nằm trong giới hạn cho phép nhưng nhiệt độ nhiệt độ thấp nhất tại 03 kho này nằm trong giới hạn cho phép. Điều đó chứng tỏ nhiệt độ tại kho thuốc chính không được duy trì ổn định Cả
hai kho đều không đạt tiêu chí vị trí theo dõi, tức là mỗi kho chỉ có 1 vị trí theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
Do trong mỗi kho chỉ có 1 nhiệt kế và ẩm kế gắn cố định tại một vị trí. Như vậy sẽ không kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm toàn bộ kho. Bởi vì tuy có máy điều hòa và máy hút ẩm, nhưng do trong kho mỗi loại máy đó chỉ có 1 cái mà diện tích kho lại tương đối lớn, nên nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí không đều nhau. Do đó, cần theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại nhiều vị trí bằng cách gắn thêm nhiệt kế, ẩm kế và có thể đo bằng cách cầm nhiệt kế di chuyển để đo. Như vậy, việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm sẽ tốt hơn. Để kiểm soát tốt nhiệt độ và độ ẩm, hàng ngày thủ kho cần theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần/ngày. Buổi sáng vào lúc 8 giờ, buổi chiều vào lúc 13 giờ 30, qua đó thủ kho có thể biết được nhiệt độ hàng ngày có đạt hay không cho từng loại thuốc trong kho. Tùy theo điều kiện thời tiết nhiệt độ, độ ẩm tại các kho là khác nhau, nếu vượt giới hạn cho phép thủ kho có kế hoạch báo cáo để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho công tác bảo quản thuốc được tốt thì việc phòng chống nấm mốc và mối mọt, chuột cũng rất quan trọng. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hệ thống kho thuốc, loại trừ những vật liệu và dụng cụ không cần thiết trong kho, đây là những điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, mối mọt, chuột bọ phát triển. Thực hiện tốt quy trình kiểm nhập hàng, phát hiện kịp thời những thuốc có bao bì không còn nguyên vẹn, có hiện tượng ẩm mốc. Các thuốc khi nhập kho không được xếp trực tiếp xuống nền nhà kho, có kế hoạch đảo kho để tránh hiện tượng tích tụ nhiệt độ và độ ẩm.
4.2. Về cơ cấu tồn trữ thuốc
Cơ số thuốc ở bệnh viện Nhi Thanh Hóa được tồn trữ theo 3 mô hình P, Q. Gọi hàng 1 lần/năm chiếm tỷ lệ thấp. Đa số các mặt hàng được áp dụng mô hình P, tương đương 450 mặt hàng với giả trị sử dụng lên tới 34 tỷ đồng. Giá trị thuốc tồn đầu kỳ thấp hơn giá trị sử dụng hàng. Qua số liệu về giá trị thuốc nhập xuất tồn các tháng trong năm 2017 trong đó giá trị thuốc tồn thường dưới mức tối thiểu và dưới mức tồn kho an toàn. Tuy nhiên có tháng mức tồn kho dưới
mức tồn kho tối thiểu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc. Vì vậy muốn hạn chế được việc thiếu thuốc cần xem xét lượng tồn kho cho hợp lý, không chỉ đối với tổng giá trị tiền thuốc mà cần xem xét từng loại thuốc thường xuyên và duy trì ở mức tồn kho an toàn hoặc trên mức tồn kho tối thiểu. Việc theo dõi mức tồn kho tối thiểu không thể thực hiện được thường xuyên do đó việc lập kế hoạch mua thuốc cần cân đối hàng tháng sao cho hợp lý nhu cầu thực tại và dự đoán tình hình bệnh tật để lập kế hoạch mua thuốc.
4.3. Về phân tích ABC
Kết quả phân tích ABC 595 thuốc trong danh mục thuốc sử dụng bệnh viện Nhi Thanh Hóa thấy: Thuốc hạng A có 65 mặt hàng trong tổng số 595 mặt hàng (chiếm 10,9% SLMH), chiếm 76,5% GTTT. Thuốc hạng B chiếm 13,5% GTTT tương ứng với 16,2% SLMH ; thuốc hạng C chiếm 7,3% GTTT tương ứng với 75,6% SLMH. Các thuốc hạng A có giá thành cao hoặc được dùng với số lượng lớn. Do vậy các thuốc hạng A có giá trị tồn trữ trong kho Dược lớn
Qua đó cần xem xét lại nhóm thuốc loại A: đề xuất lựa chọn thay thế các loại thuốc nhóm A sử dụng nhiều để chi phí thấp hơn để đấu thầu. Đồng thời cần xem xét loại bỏ những nhóm loại C không cần thiết vì nhiều mặt hàng nhưng giá trị lại ít rất khó trong việc quản lý. Tuy nhiên muốn loại bỏ một số thuốc trong nhóm C cần kết hợp phân tích VEN vì các loại thuốc trong nhóm C này lại là những loại thuốc rất cần thiết trong việc điều trị tại bệnh viện.
4.4. Về phân tích VEN
Nhóm V gồm 165 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 27,7% và chiếm 41% tổng giá trị sử dụng. Nhóm E đứng đầu về số khoản mục gồm 330 khoản mục chiếm tỷ lệ là 55,5%, giá trị sử dụng chiếm 53,2% tổng giá trị sử dụng. Nhóm N là thuốc không cần thiết trong điều trị, gồm 100 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 1216,8% và chiếm 5,8% tổng giá trị sử dụng. Nhóm AV có nhiều nhóm thuốc có GTTT lớn đó là các nhóm thuốc diệt KST, chống nhiễm khuẩn; tác động với máu, điều chỉnh nước điện giải, huyết thanh và globulin miễn dịch, thuốc mê, tê, thuốc tim
mạch; tiêu hóa; hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết. Trong đó nhóm diệt KST, chống nhiễm khuẩn là có GTTT lớn nhất với hơn 26 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ là 60,7% tổng GTTT của nhóm AV. Nhóm thuốc AN gồm 6 thuốc có tổng GTTT hơn 3 tỷ VNĐ, trong đó có một số thuốc có GTTT cao như Biofil 4g,10ml, Flebogamma 5% DIF, Kedrigamma 1g/20ml. Trong 3 thuốc nhóm AN chỉ có Biofil là được tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi đó 2 thuốc còn lại là thuốc tăng cường miễn dịch, số lượng tiêu thụ không nhiều nhưng do đơn giá cao dẫn đến tổng giá trị lớn. Nghiên cứu của Lê Văn Thế năm 2017 tại Bệnh viện Tâm An thấy, Nhóm AN có 2 thuốc là thuốc bổ gan Boganic có giá trị sử dụng 46.116,1 nghìn đồng chiếm 84,5%, Vitamin AD có giá trị sử dụng 8.452,6 nghìn đồng chiếm 5,5%. Các thuốc thuộc nhóm AN đều là các thuốc có tác dụng hỗ trợ trong điều trị. Tại BVĐK Bình dương năm 2015, nhóm AE là nhóm cần thiết cho điều trị sử dụng nhiều ngân sách nhất gồm 75 khoản mục chiếm 42,6% tổng giá trị sử dụng thuốc [7]. AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, có 6 thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ 3,1% tổng giá trị sử dụng thuốc. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, thuốc nhóm AE chiếm 65,1% về giá trị sử dụng, thuốc nhóm AN chiếm 1,5% về giá trị sử dụng [5].
Nhóm AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh lựa chọn cung ứng các thuốc có giá thành cao để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí.
ƯU, NHƯỢC DIỂM CỦA DỀ TAI
Đề tài đã thực hiện mô tả và phân tích các nghiệp vụ chính trong hoạt động tồn trữ chính tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Phát hiện ra các ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động, từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện công tác tồn trữ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí hạn hẹp nên đề tài :
- Chưa tiến hành phân tích mô hình tồn trữ cho tất các thuốc trong danh mục thuốc sử dụng.
- Các thuốc mới chỉ tiến hành phân tích trên lý thuyết chưa có điều kiện để can thiệp vào mô hình tồn trữ thuốc trên thực tế.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Về thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2017
- Tổ chức kho tương đối hợp lý, 3 kho dược có diện tích đủ lớn (từ 70,2 đến 80,3 m2) để đảm bảo hoạt động tồn trữ thuốc. Tuy nhiên do số lượng thuốc lớn nên một số thuốc còn xếp chồng lên nhau gây khó khăn cho việc bảo quản, tìm, xuất kho.
- Nhà kho được trang bị một số thiết bị đảm bảo cho quá trình bảo quản, tồn trữ thuốc.
- Tất cả các ngày làm việc đều được theo dõi nhiệt độ và độ ẩm, số ngày theo dõi nhiệt độ không đạt của ba kho từ 15 đến 34 ngày và số ngày theo dõi độ ẩm không đạt từ 10-15 ngày.
- Đã xây dựng các quy trình trong quản lý tồn trữ thuốc dưới dạng văn bản : quy trình lập kế hoạch mua thuốc, quy trình xuất hàng, quy trình nhập hàng và triển khai thực hiện hợp lý, mỗi bước đều phân công người chịu trách nhiệm thực hiện. Các thuốc trong kho được sắp xếp và bảo quản tương đối hợp lý, không xảy ra trường hợp thuốc hết hạn dùng.
- Số lượng nhân viên, tỷ lệ dược sĩ đại học và sau đại học cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của khoa.
Về cơ cấu thuốc tồn trữ thuốc tại bệnh viện viện Nhi Thanh Hóa năm 2017
- Các thuốc ở bệnh viện chủ yếu được tồn trữ theo mô hình P với 80,8% số lượng mặt hàng
- Thuốc hạng A có 65 mặt hàng trong tổng số 595 mặt hàng (chiếm 10,9% số lượng mặt hàng), chiếm 76,5% giá trị thanh toán. Thuốc hạng B chiếm 13,5% giá trị thanh toán tương ứng với 16,2% số lượng mặt hàng; thuốc hạng C chiếm 7,3% giá trị thanh toán tương ứng với 75,6% số lượng mặt hàng. Nhóm V gồm 165 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 27,7% và chiếm 41% tổng giá trị sử dụng. Nhóm E đứng đầu về số khoản mục gồm 330 khoản
mục chiếm tỷ lệ là 55,5%, giá trị sử dụng chiếm 53,2% tổng giá trị sử dụng. Nhóm N là thuốc không cần thiết trong điều trị, gồm 100 khoản mục, chiếm tỷ lệ là 1216,8% và chiếm 5,8% tổng giá trị sử dụng.
- Cơ cấu nhóm thuốc AV phù hợp với mô hình bệnh tật ở Việt Nam khi nhóm thuốc diệt ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn về số lượng mặt hàng và giá trị thanh toán.
- Số lượng tồn kho cuối tháng của các thuốc có sự dao động lớn giữa các tháng trong năm, số lượng tồn kho cuối tháng dao động lớn như trên thì việc tính toán lập dự trù mua thuốc hàng tháng cho từng thuốc gặp nhiều khó khăn.
KIẾN NGHỊ
➢Tăng thêm diện tích kho hoặc thiết kế lại kho.
➢Thực hiện theo dõi và ghi chép nhiệt độ, độ ẩm thường xuyên để đảm bảo các điều kiện bảo quản thuốc khi trên nhãn tránh hư hao, giảm chất lượng.
➢Áp dụng phần mềm quản lý lượng thuốc tồn kho, theo dõi tồn kho thường xuyên, tính lượng tồn kho an toàn, tối thiểu, tối đa và lượng đặt hàng theo mô hình đặt hàng kinh tế theo hướng dẫn của WHO. Đào tạo cho nhân viên trong kho về quản lý lượng thuốc trong kho để xây dựng cơ số thuốc tồn kho hợp lý, đảm bảo nhu cầu điều trị và tiết kiệm chi phí tồn trữ.
42 TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y Tế (2001) Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT, 2. Bộ Y Tế (2008) Dược xã hội học,
3. Bộ Y Tế (2010) Giáo trình Pháp chế Dược, 194 - 226.
4. Trường đại học Y Tế Công Cộng (2001) Giáo trình Dược bệnh viện, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội,,
5. Phạm Thị Bích Hằng (2015) "Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014". Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I,
Trường đại học Dược Hà Nội.,
6. Phạm Đức Hiếu Hòa Đặng Thị (2009) Giáo trình Kế toán tài chính doanh
nghiệp, NXB Giáo dục,, tr 40 - 41.
7. Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng (2015) "Phân tích danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện đa khoa Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2015,". Luận
văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường đại học Dược Hà Nội.,
8. Huyền Lương Thị Thanh (2012) Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2012
9. Lê Văn Thắng (2013) "Phân tích hoạt động quản lý tồn trữ thuốc tại bệnh viện E Hà Nội năm 2013 ". Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1,
10. Trang Nguyễn Thị Kiều (2010) Khảo sát thực trạng cấp phát thuốc tại bệnh
viện Hữu Nghị giai đoạn 1.2009 - 4.2010, Đại học Dược Hà Nội,
11. Trung Huỳnh Hiền (2009) "Sử dụng phân tích ABC đánh giá hiệu quả can thiệp cung ứng thuốc tại bệnh viện Nhân dân 115". Tạp chí Dược học, 11, 12.
12. Trần Thành Trung (2016) "Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang năm 2015". Luận văn dược sĩ
chuyên khoa cấp 1,
13. Chuleeporn Laeiddee (2010) "Improvement of re-order point for drug inventory management at Ramathibodi hospital, Thailand".
14. John Q. Wong (2001) "An assessment of the Drug Management Systems in the Center for Health Development (CHD), Northern Mindanao, Management Sciences for Health - Health Sector Reform Technical Assistance Project.". 15. MPS (2009) Stock Inventory Systems, Mcgraw-hill
16. Rhessy Kartika Sari Imelda Junita (2012) "ABC-VED Analysis and Economic Order Interval , (EOI)-Multiple Items for Medicines Inventory Control in
43
Hospital ,Government Hospital, Sukabumi, West Java, Indonesia". The 2012 International Conference on Business and Management
17. Rankin JR Quick JD, Laing RO, and et al. (2011) Managing Drug Supply,
Third Edition., MSH - WHO, Kumarian, USA.,
18. Rankin JR Quick JD, Laing RO, and et al. (2011) Managing Drug Supply,
Third Edition., MSH - WHO, Kumarian, USA.,