Tính độ tƣơng đồng giữa các hình trụ

Một phần của tài liệu Đối sánh vân tay dựa trên thuật toán MCC minutiae cylinder code 04 (Trang 39 - 42)

Với hai điểm trạc ab, cacb là hai vector tƣơng ứng đƣợc suy ra các hình trụ biểu diễn hai điểm trạc. Độ tƣơng đồng giữa hai hình trụ đƣợc định nghĩa theo công thức trong Hình 2.20:

Hình 2.20. Độ tương đồng giữa các biểu diễn hình trụ

Nhờ vào biểu diễn vector có độ dài cố định giúp cho quá trình tính toán độ tƣơng đồng giữa các điểm trạc nhanh và đơn giản.

2.5. Ứng dụng của biểu diễn dựa trên Bit

Với thẻ thông minh, bộ xử lý có hạn chế, thích hợp với xử lý trên dấu phẩy tĩnh, và hạn chế việc tính toán trên dấu phẩy động. Các thuật toán đối sánh sử dụng phổ biến trên môi trƣờng máy tính cá nhân hoặc server thƣờng yêu cầu sử dụng các phép toán trên dấu phẩy động nên không thích hợp với ứng dụng sử dụng trên thẻ thông minh.

Biểu diễn MCC hình trụ có thể biểu diễn bởi dãy các bit 0, 1 nhờ vào thay đổi hàm sigmoid bởi hàm chuyển đơn vị.

Hình 2.21. Hàm chuyển về giá trị bit

Điều này cho phép so sánh các cấu trúc cục bộ MCC nhanh chóng bởi so sánh giá trị tƣơng đồng giữa các hình trụ quy về việc so sánh một chuỗi các bit.

Hình 2.22. Đối sánh trên thẻ Match on card sử dụng biểu diễn Bit của MCC

2.6. Kết luận

Nội dung Chƣơng 2 đã nghiên cứu một số thuật toán đối sánh vân tay: đối sánh dựa trên điểm trạc, đối sánh toàn cục, đối sánh cục bộ, từ đó đƣa ra hạn chế của một số biểu diễn truyền thống. Đồng thời đƣa ra biểu diễn cục bộ dựa trên Minutia Cylinder-Code (MCC) là một trong những mô tả dựa trên điểm trạc chính xác nhất. Từ đó có cơ sở thử nghiệm thuật toán đối sánh dựa vào biểu diễn MCC.

Chƣơng 3. THỬ NGHIỆM THUẬT TOÁN ĐỐI SÁNH VÂN TAY DỰA TRÊN BIỂU DIỄN MCC

Trong chƣơng này, luận văn sẽ tiến hành thực nghiệm đánh giá ba biểu diễn vân tay phổ biến, bao gồm: biểu diễn K-plet [3], MTK [9] và MCC trong quá trình đối sánh vân tay để rút ra kết luận.

Để đánh giá các thuật toán khách quan, các thử nghiệm với các thuật toán đối sánh vân tay cùng sử dụng một tập dữ liệu để đánh giá, cùng sử dụng tập các đặc trƣng đƣợc trích xuất từ tập ảnh vân tay và các tham số đƣợc sử dụng trong các thuật toán đối sánh. Chi tiết các bƣớc tiến hành đƣợc trình bày trong các phần tiếp theo:

3.1. Mục đích thử nghiệm

Mục đích thử nghiệm nhằm đƣa ra kết quả so sánh độ chính xác và tốc độ xử lý của biểu diễn MCC so với các biểu diễn K-plet và MTK trên cùng một tập dữ liệu. Nhƣ vậy, nếu sau quá trình thử nghiệm, biểu diễn MCC cho kết quả có độ chính xác và tốc độ xử lý cao hơn hai biểu diễn còn lại thì có thể hiểu biểu diễn MCC có thể áp dụng đƣợc trong thực tế, còn nếu đạt kết quả thấp hơn cần xem xét lại biểu diễn MCC có phù hợp và thỏa mãn nhu của ngƣời sử dụng.

3.2. Quy trình thử nghiệm

Quy trình thử nghiệm ba thuật toán đối sánh vân tay gồm các bƣớc nhƣ Hình 3.1:

Trong bƣớc trích chọn các đặc trƣng điểm trạc: luận văn sử dụng bộ công cụ VeriFinger để trích chọn các đặc trƣng điểm trạc từ ảnh vân tay.

Trong bƣớc xây dựng cấu trúc cục bộ cho biểu diễn K-plet, MTK, MCC: luận văn sử dụng bộ công cụ Miguel [12] để xây dựng các cấu trúc cục bộ.

Trong bƣớc gia cố của các thuật toán đối sánh, luận văn sử dụng phƣơng pháp gia cố biến đổi dựa trên nhiều ứng cử viên [9], cộng với bổ sung kiểm tra các điểm trạc sau quá trình biến đổi đƣợc đề xuất bởi [11].

Một phần của tài liệu Đối sánh vân tay dựa trên thuật toán MCC minutiae cylinder code 04 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w