Thiết kế giao diện bảng điều khiển

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển PID neural có chỉnh định thích nghi trọng số của mạng thiết kế mạch dùng ATMEGA 128 (Trang 85 - 88)

2. 3.8 Bộ định thời

4.3 Thiết kế giao diện bảng điều khiển

Việc sử dụng cổng COM đi kèm với một giao diện phù hợp tiện dụng cộng thêm khả năng tùy biến hiệu quả và linh động với yêu cầu tương thích cao với máy tính và với hệ điều hành khác nhau của Window nên lựa chọn VB 6.0 là một lựa chọn phù hợp. H1 H2 H3 C1 H4 C2 C3 C4

Hình 4.18: Giao diện đầu tiên của bảng điều khiển

Hình 4.18 mô tả giao diện trang đầu tiên ngay khi mở ra chỉ bao gồm một nút duy nhất là nút PID-NEURAL và các lời giới thiệu về ứng dụng đang sử dụng, những thành viên tham gia xây dựng ứng dụng này. Từ giao diện này sau khi bấm nút PID- NEURAL chương trình sẽ đưa chúng ta tới với trang thứ 2 là một cửa sổ làm việc thông qua hai lệnh cơ bản của VB6.0 . Kế đó ngay lập tức chương trình sẽ đưa ta tới cửa sổ làm việc được mô tả ở hình 4.19.

Cửa sổ làm việc có tất cả 4 nút bấm là các nút Gui, Ghi file, Tro lai menu chinh và Ve lai. Có 3 ô hiển thị số dưới dạng text là các ô VAN TOC DAT, VAN TOC THUC, SAI SO cùng với một cửa sổ đồ họa để vẽ lại hình ảnh 2D mà các thông số của hệ thống đang thiết lập.

Nút Gui dùng để tải dữ liệu từ máy tính xuống mạch phần cứng trực tiếp chạy bộ điều khiển PID-NEURAL thông qua cổng Com được nối từ Com1 của máy tính và USART1 của chíp ATMEGA128. Việc gửi dữ liệu này thực chất là việc gửi 6 Byte liên tiếp nhau trong đó có 1 Byte chứa mã dữ liệu gửi xuống và 5 Byte chứa nội dung của dữ liệu.

Nút Ghi file dùng để lưu lại toàn bộ các giá trị tốc độ thực gửi lên dưới dạng một file text. Đây là giải pháp để lưu trữ thông tin dùng cho những việc mô phỏng và nhận dạng đối tượng điều khiển thông qua một công cụ rất mạnh hiện thời đó là MATLAB

Nút Ve lai là nút yêu cầu xóa toàn bộ những gì đã vẽ được trên giao diện đồ họa và vẽ lại từ đầu.

Nút Tro lai menu chinh là nút quay trở lại giao diện đầu tiên khi chương trình mới được bật và cũng là nút để chấm dứt việc sử dụng cổm com nhằm tránh xẩy ra tranh chấp khi các ứng dụng khác cũng sử dụng cổng này.

Ba ô hiển thị số thì người dùng chỉ có thể tương tác và thay đổi nội dung duy nhất tại ô VAN TOC DAT, các ô kia là các ô thu thập dữ liệu và tự động hiển thị nên người dùng không nên và không được phép thay đổi là việc làm hợp lý. Ô VAN TOC DAT là nơi người dùng đánh vào tốc độ mà đối tượng điều khiển (DC motor) cần phải đạt được. Ô TOC DO THUC là ô sẽ tự động cập nhật các vận tốc thực thông qua các dữ liệu nhận được khi ATMEGA gửi lên. Còn ô SAI SO là ô tính toán phần trăm sai số thông qua các thông tin của hệ thống.

Giao diện đồ họa để vẽ đồ thị là một đối tượng NTGraph rất thông dụng và được cộng đồng Intenet xây dựng. Trên đồ thị sẽ vẽ hai đường trong đó có một đường mầu vàng là đường hiện thị giá trị đặt và đường mầu đỏ là đường để hiện thị giá trị thực. Các giá trị này được vẽ liên tục thông qua tập hợp các điểm và các đoạn

thẳng rất nhỏ bằng việc cứ sau 0.1s sẽ được vẽ một lần nên nhìn hình ảnh hiển thị ta sẽ thấy như là một đường liên tục.

Đây là hình ảnh khi hệ thống đang chạy:

Hình 4.20: Mô tả hoạt động của hệ thống từ giao diện

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển PID neural có chỉnh định thích nghi trọng số của mạng thiết kế mạch dùng ATMEGA 128 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w