Các chỉ tiêu về đặc tính sinh trưởng, nông học, thành phần năng suất và năng
suất được ghi nhận trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành: - Ngày mọc mầm: Từ khi gieo đến khi có 50% số cây trong lô nảy mầm, hạt
nhô khỏi mặt đất và xòe hai tử diệp.
- Ngày trổ hoa: Từ khi gieo đến khi có 50% số cây trong lô trổ hoa đầu tiên. - Thời gian sinh trưởng: Số ngày từ khi gieo đến khi có 90- 95% số cây trong
lô đã chín (trái chuyển vàng).
- Số hạt trên mét vuông: Tính theo công thức: số hạt/cây x số cây/m2.
- Trọng lượng 100 hạt (g): Cân ngẫu nhiên 100 hạt từ mẫu hạt sạch của phần năng suất thực tế ở mỗi lô và quy về ẩm độ chuẩn 12 %.
- Năng suất (kg): Thu tất cả các cây trên lô (3,2 m2), đập ra hạt, cân trọng lượng và được quy về ẩm độ chuẩn 12% theo công thức:
Các chỉ tiêu sau đây được đo đếm trên 10 cây mẫu lấy ngẫu nhiên trong lô: - Chiều cao lúc trổ: Đo chiều cao từ mặt đất đến chóp đỉnh cao nhất của thân
chính, lúc cây trổ hoa.
- Chiều cao lúc chín: Đo từ cổ rễ đến chùm trái tận ngọn của thân chính lúc
thu hoạch.
- Số cành hữu hiệu: Đếm tổng số cành mang trái, kể cả thân chính.
Năng suất = Trọng lượng lô lấy mẫu Diện tích lô lấy mẫu x
(100 - Ẩm độ lúc cân)
- Số lóng trên thân chính: Đếm từ lóng có hai lá đơn đến tận ngọn của thân
chính.
- Số trái trên cây: Đếm tất cả các trái trên cây, kể cả trái lép, rồi quy về phần trăm theo công thức:
Các chỉ tiêu khác:
* Bệnh hại: Ghi nhận thời điểm xuất hiện và mức độ gây hại của những bệnh
chủ yếu trên cây đậu nành. Mức độ gây hại được đánh giá theo 5 cấp.
- Cấp 1: Rất kháng, không có vết bệnh.
- Cấp 2: Nhẹ, có từ 1- 10% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại..
- Cấp 3: Nhiễm trung bình, có từ 11- 50% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.
- Cấp 4: Nhiễm nặng, 51- 75% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại.
- Cấp 5: Nhiễm rất nặng, có 75- 100% diện tích lá (hoặc cây) bị thiệt hại. Đối với bệnh hạt tím do nấm Cescospora kikuchii gây ra được ghi nhận sau thu
hoạch theo 3 cấp:
- Cấp 1: Kháng, Không có hạt bị bệnh.
- Cấp 2: Trung bình, có ít hơn 30% hạt bị bệnh.
- Cấp 3: Nhiễm, có hơn 30% hạt bị bệnh.
* Sâu hại: Ghi nhận tất cả các loại sâu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu và đánh giá theo 5 cấp gây hại như sau:
- Cấp 1: Không bị sâu phá hại.
- Cấp 2: Gây hại nhẹ, có từ 1 – 10 % cây bị hại, rải rác một vài lá đến ¼ diện
tích lá.
- Cấp 3: Có từ 11 – 50 % số lá bị hại và trên các cây này có từ ¼ đến ½ diện
tích lá bị hại.
- Cấp 4: Có từ 50 – 75 % cây bị hại với ½- 2/3 diện tích lá bị hại.
Tổng số trái Phần trăm trái lép = Số trái lép x 100
Tổng số trái chắc
- Cấp 5: Gây hại hoàn toàn với hơn 75% cây bị hại và các lá có diên tích gây hại từ ¾ đến hoàn toàn.